logo
ADVERTISEMENT

Đọc hiểu Tiếng nói của văn nghệ

Đề Đọc hiểu Tiếng nói của văn nghệ thuộc bộ Đề thi đánh giá năng lực ĐH QG Hà Nội 2023 (Đề mẫu số 2) với các câu hỏi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

(Trích Tiếng nói của Văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, Tập 2 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 

Đọc hiểu Tiếng nói của văn nghệ

Đọc hiểu Tiếng nói của văn nghệ

Câu 1: Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?

A. Tư tưởng trong nghệ thuật là tư tưởng yên lặng. 

B. Nghệ thuật luôn phải gắn với tư tưởng. 

C. Phải có tư tưởng thì nghệ thuật mới có thế tồn tại được. 

D. Cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. 

Câu 2: Ý nào sau đây KHÔNG nói đến cách thể hiện trong nghệ thuật với tư tưởng?

A. Tư tưởng của nghệ thuật là trí thức trừu tượng một mình trên cao. 

B. Trong nghệ thuật, tư tưởng xâm nhập vào trong tất cả cuộc sống 

C. Cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. 

D. Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. 

Câu 3: Câu văn “Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Liệt kê 

Câu 4: Đoạn trích trên được trình bày theo cách thức nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Tổng - phân - hợp

D. Song hành 

Câu 5: Đoạn văn trên bàn về nội dung?

A. Cái hay của một bài thơ

B. Cách đọc một bài thơ 

C. Tư tưởng trong thơ

D. Tư tưởng trong nghệ thuật


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Chọn đáp án C

Ý không được nói đến trong bài là: Phải có tư tưởng thì nghệ thuật mới có thế tồn tại được.

Câu 2: Chọn đáp án A.

Ý không nói đến cách thể hiện trong nghệ thuật với tư tưởng là: Tư tưởng của nghệ thuật là trí thức trừu tượng một mình trên cao.

Câu 3: Chọn đáp án B.

Biện pháp tu từ: Nhân hóa: Cái tư tưởng - tư tưởng náu mình, yên lặng.

Câu 4: Chọn đáp án A.

Đoạn trích trên được trình bày theo cách diễn dịch. Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn, các câu còn lại có tác dụng triển khai làm rõ nghĩa cho câu chủ đề.

Câu 5: Chọn đáp án D

Đoạn văn trên bàn về nội dung: Tư tưởng trong nghệ thuật 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tiếng nói của văn nghệ. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

ADVERTISEMENT