logo

Đọc hiểu Thương nhớ đồng quê (3 đề)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Thương nhớ đồng quê trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi là Nhâm. Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê. Đi trên đường Năm nhìn về làng tôi chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng. Xa mờ là vòng cung Đông Sơn, trông thì gần, nhưng từ làng tôi đến đấy phải năm mười cây số. Làng tôi gần biển, mùa hè vẫn có gió biển thổi về.

Tháng Năm âm lịch là mùa gặt. Mẹ tôi, chị Ngữ, chú Phụng với tôi ra đồng từ mờ sáng. Ba người gặt, còn tôi gánh lúa.

Tôi gánh lúa về nhà, đi men theo đường mương. Nắng gắt lắm, ngoài trời có lẽ phải bốn mươi độ. Bùn non bên vệ mương nứt nẻ, bong cong lên như bánh đa.

Tôi mơ mộng lắm, hay nghĩ. Bố tôi là thiếu tá, cán bộ trung cấp kĩ thuật hải quân, vẫn đi ra các đảo lắp ra-đa với máy thông tin, mỗi năm về phép một lần. Bố tôi thuộc hết tên các đảo. Mẹ tôi chẳng bao giờ đi xa khỏi làng. Mẹ tôi bảo: “Ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn là người” Chú Phụng thì khác, chú Phụng đã đi nhiều nơi, chú Phụng bảo tôi khi chỉ có hai chú cháu với nhau: “Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các thánh nhân, có yêu quái” Nhà chú Phụng toàn phụ nữ: mẹ vợ, vợ, bốn đứa con gái. Chú Phụng đùa: “Chú đẹp giai nhất nhà”

(Nguyễn Huy Thiệp, Như những ngọn gió, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 423 - 424)


Đọc hiểu Thương nhớ đồng quê - Đề 1 (Tự luận)

Câu 1: Phân tích điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích trên.

Câu 2: Những dấu hiệu nào giúp bạn phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật? 

Câu 3: Đoạn trích này là một phần trong truyện ngắn Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp. Theo bạn, những chi tiết nào ở đoạn trích có mối liên hệ với nhan đề của truyện? 

Câu 4: “Mẹ tôi bảo: “Ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn là người”. Chú Phụng thì khác, chú Phụng đã đi nhiều nơi, chú Phụng bảo tôi khi chỉ có hai chú cháu với nhau: “Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các thánh nhân, có yêu quái”. 

So sánh quan niệm của “mẹ tôi” và “chú Phụng” qua lời nói của từng nhân vật. Người kể chuyện thể hiện sự tán thành quan điểm của nhân vật nào? 

Câu 5: Hình ảnh đồng quê hiện lên qua những chi tiết nào?

Đọc hiểu Thương nhớ đồng quê

Trả lời

Câu 1: 

Điểm nhìn được thể hiện trong đoạn trích trên là điểm nhìn ở ngôi thứ nhất,  từ người kể chuyện, nhân vật xưng " tôi"

- Nhân vật này tham gia vào câu chuyện với những quan hệ với các nhân vật khác được đề cập đến trong câu chuyện. - 

- Hình ảnh làng quê, không khí lao động nơi vùng quê, đặc điểm của các nhân vật, kể cả tính cách của bản thân nhân vật "tôi"  đều hiện ra qua cái nhìn của người kể chuyện 

Câu 2: 

Những dấu hiệu nào giúp em phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật là:

- Lời nhân vật và lời kể liền mạch với nhau. Tuy nhiên lời nhân vật chỉ xuất hiện sau từng lời dẫn thoại và được để trong dấu ngoặc kép.

- Những câu đặt trong dấu ngoặc kép là lời của nhân vật và còn lại là người kể chuyện.

Câu 3:

- Trong đoạn trích, có một số chi tiết liên quan đến nhan đề của truyện Thương nhớ đồng quê như: Tôi và một số thành viên trong gia đình gắn bó với đồng quê; việc gặt lúa cũng như bao công việc nhà nông ở thời điểm khác diễn ra trên cánh đồng quê,..

-> Những hình ảnh đồng quê được tác giả đề cập đến là những hình ảnh in đậm dấu ấn của đồng quê, thể hiện một cảm xúc bình dị mà sâu sắc của tác giả.

Câu 4: 

- Cái nhìn của nhân vật mẹ trong đoạn trích :"Ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn là người” là cái nhìn của một con người chất phác, cả tin, chưa từng bước chân ra khỏi làng.

- Cái nhìn của nhân vật chú Phụng trong đoạn trích: "Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các thánh nhân, có yêu quái" Chú Phụng là một người từng trải, chú đi đây đi đó nên tiếp xúc với nhiều điều hơn, chú nhận thấy cuộc đời rất phức tạp. Cái nhìn của chú là cái nhìn của con người hiểu rộng biết nhiều

-> Có lẽ quan niệm của chú Phụng đã được nhân vật người kể chuyện ngầm tán thành, mặc dù thái độ đó không được biểu hiện rõ.

Câu 5: 

 Hình ảnh đồng quê được thể hiện qua những chi tiết:

– Hình ảnh đồng quê: đồng, đường mương, lúa, bùn non

– Đó là những hình ảnh rất thân thuộc, mộc mạc, bình dị


 Đọc hiểu Thương nhớ đồng quê - Đề 2 (Tự luận)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2: Lời của người kể chuyện trong đoạn trích đã cung cấp cho người đọc những thông tin gì? 

Câu 3: Đoạn trích này là một phần trong truyện ngắn Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp. Theo bạn, những chi tiết nào ở đoạn trích có mối liên hệ với nhan đề của truyện?

Câu 4: Theo bạn, đoạn trích này nằm ở phần nào của tác phẩm? Dựa vào đâu mà bạn có suy đoán như vậy?

Câu 5 : Anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

Trả lời

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là Tự sự

Câu 2: 

- Trong đoạn trích đã cho, lời của người kể chuyện cung cấp cho người đọc những thông tin như: tên tuổi, xuất thân của chính người kể chuyện; vị trí của làng; thời gian diễn ra các sự kiện; một nét tính cách của “tôi” – người kể chuyện; nghề nghiệp và địa bàn làm việc của bố; một đặc điểm của mẹ. -

-> Những thông tin này giúp người đọc hình dung cụ thể hơn về các nhân vật và không khí lao động, sinh hoạt ở làng quê.

Câu 3:

Trong đoạn trích, có một số chi tiết liên quan đến nhan đề của truyện (Thương nhớ đồng quê), chẳng hạn, tôi và một số thành viên trong gia đình gắn bó với đồng quê; việc gặt lúa cũng như bao công việc nhà nông ở thời điểm khác diễn ra trên cánh đồng quê,... Như vậy, hình ảnh đồng quê hiện lên khá đậm, thể hiện một cảm xúc bình dị mà sâu sắc.

Câu 4:

Theo em, đoạn trích trên nằm ở phần đầu tác phẩm, vì:

- Nội dung đoạn trích chủ yếu mới dừng lại ở phần giới thiệu nhân vật, cảnh quan của làng, lời tự giới thiệu của nhân vật " tôi"- người kể chuyện ngôi thứ 1

- Nội dung giới thiệu như vậy sẽ thường nằm ở phần đầu của câu chuyện chứ không phù hợp với phần giữa và phần kết.

Câu 5:

Từ văn bản trên em rút ra được bài học về việc trân trọng vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của làng quê. Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi con người, là nơi thôn làng yên bình, là nơi gia đình luôn dang tay đón chờ mỗi khi ta quay lại. Chính vì vậy mỗi người nên trân trọng những gì thân thuộc, giản dị của làng quê. Mỗi người nên trau dồi tình cảm đối với nơi quê hương của mình, yêu và gắn bó tha thiết với người thân, làng quê.


Đọc hiểu Thương nhớ đồng quê - Đề 3 (Trắc nghiệm)

Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản?

A.Ngôi thứ nhất

B.Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D.Ngôi thứ nhất đan xen ngôi thứ ba

Câu 2: Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn:

A. Điểm nhìn của tác giả – điểm nhìn bên ngoài chiếm ưu thế

B. Điểm nhìn của nhân vật tôi – điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế

C. Điểm nhìn của chú Phụng – điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế

D. Điểm nhìn của Quyên – điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế

Câu 3: Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của lời kể trong truyện?

A.Chỉ có lời nhân vật

B.Chỉ có lời người kể chuyện

C.Bao gồm cả lời người kể chuyện và lời nhân vật

D. Bao gồm cả lời người kể chuyện, lời nhân vật và lời tác giả

Câu 4: Văn bản trên viết về đề tài gì?

A.Thành thị

B.Nông thôn

C.Trí thức

D.Nông dân

Câu 5: Đâu là ý nghĩa của hình ảnh đồng quê trong nhan đề Thương nhớ đồng quê?

Biểu tượng của quê hươn

Gợi không gian hoang dã, nơi con người tự nhiên được sống như chính nó

Là nơi chốn nương náu của con người

Không gian sống tự nhiên, chốn bình yên nướng náu; không gian trú ngụ của bóng tối – cuộc sống đói nghèo, lam lũ, tội ác nhởn nhơ, của mê muội

Câu 6: Qua đoạn văn: Tôi là Nhâm. Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê. Ðường làng đầy rơm rạ phơi ngổn ngang. Ði trên đường Năm nhìn về làng tôi chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng. Xa mờ là vòng cung Ðông Sơn, trông thì gần nhưng từ làng tôi lên đấy phải năm mươi cây số, nhân vật Nhâm đã tự bộc bạch điều gì?

A.Sự mộng mơ, hay nghĩ của mình

B. Sự ám ảnh về tội ác, cái ác đang nhởn nhơ trong cuộc sống con người

C. Nỗi vất vả, nghèo đói của làng quê

D. Ước vọng về một chốn nương náu của tâm hồn

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng với ý nghĩa của việc xen kẽ các đoạn thơ trong văn bản?

A.Tăng chất thơ cho câu chuyện

B. Tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện

C.Tô đậm nội dung tư tưởng của tác phẩm

D. Làm chậm lại mạch tự sự, đào sâu tâm trạng của nhân vật

Trả lời

Câu 1: A. => Văn bản trên được viết theo ngôi kể thứ nhất, nhân vật xưng " tôi" kể lại câu chuyện.

Câu 2: B. =>  Điểm nhìn của nhân vật tôi – điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế

Câu 3: C. => Đặc điểm của lời kể trong truyện bao gồm cả lời người kể chuyện và lời nhân vật

Câu 4: B. => Văn bản trên viết về đề tài nông thôn

Câu 5: D. => Ý nghĩa hình ảnh đồng quê trong nhan đề Thương nhớ đồng quê là không gian sống tự nhiên, chốn bình yên nướng náu; không gian trú ngụ của bóng tối – cuộc sống đói nghèo, lam lũ, tội ác nhởn nhơ, của mê muội

Câu 6: C. => Nhân vật Nhâm đã bộc bạch về nỗi vất vả, nghèo đói của làng quê

Câu 7: D. => Ý nghĩa của việc xen kẽ các đoạn thơ trong văn bản giúp làm chậm lại mạch tự sự, đào sâu vào tâm trạng của nhân vật

icon-date
Xuất bản : 06/04/2024 - Cập nhật : 20/04/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads