logo

Đọc hiểu Thân em như tấm lụa đào (4 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Thân em như tấm lụa đào hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

(Ca dao)


Đọc hiểu Thân em như tấm lụa đào - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản? Nêu tác dụng.

Câu 3: Nêu nội dung chính của bài ca dao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm.

Câu 2: 

Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản là so sánh.

→ Tác dụng: Lụa đào là thứ rất quý giá thời xưa, do đó việc so sánh như thế sẽ làm bật len giá trị của người phụ nữ.

Câu 3: 

Nội dung chính của bài ca dao là: Phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ thời xưa.


Đọc hiểu Thân em như tấm lụa đào - Đề số 2

Đọc hiểu Thân em như tấm lụa đào

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Khái quát nội dung của bài ca dao? 

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của bài ca dao trên. 

Câu 3: Xác định các biện pháp tu từ trong bài ca dao. Nêu hiểu quả diễn đạt của chúng?

Câu 4. Từ nội dung bài ca dao trên, anh/chị có liên hệ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 3 - 5 dòng)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Nội dung của bài ca dao là: Là lời than thân của cô gái về số phận bất hạnh của mình.

Câu 2: 

Phương thức biểu đạt của bài ca dao trên là biểu cảm.

Câu 3: 

Các biện pháp tu từ trong bài ca dao trên là:

- So sánh : “ Thân em” với “ tấm lụa đào".

- Ẩn dụ: “thân em” thay cho cuộc đời của người phụ nữ.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời các biện pháp tu từ giúp cho câu thơ thêm sinh động và tăng tính biểu cảm hơn.

Câu 4. 

Khác với cuộc đời và số phận của người phụ nữ ngày xưa, phụ nữ thời nay đã được làm chủ cuộc đời của mình. Sự bình đẳng trong xã hội cũng được nâng lên, phụ nữ thời nay đã cho thấy sức mạnh và vai trò của mình trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trong hôn nhân, học hoàn toàn có quyền tự chủ, lấy người mình muốn lấy mà không phải nghe theo sự sắp xếp của người khác.


Đọc hiểu Thân em như tấm lụa đào - Đề số 3

Đọc hiểu Thân em như tấm lụa đào (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên?

Câu 2. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của các phép tu từ đó?

Câu 3. Cho biết nghĩa của từ “thân” trong bài ca dao trên? Tìm thêm hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “thân em”?

Câu 4. Nội dung của bài ca dao trên là gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phong cách ngôn ngữ chính của bài ca dao trên là nghệ thuật.

Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên là biểu cảm.

Câu 2. 

Các biện pháp tu từ trong bài ca dao trên là:

- So sánh : “ Thân em” với “ tấm lụa đào".

- Ẩn dụ: “thân em” thay cho cuộc đời của người phụ nữ.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời các biện pháp tu từ giúp cho câu thơ thêm sinh động và tăng tính biểu cảm hơn.

Câu 3. 

Nghĩa của từ “thân” trong bài ca dao trên có nghĩa là thân phận, số phận cuộc đời của người phụ nữ. 

Hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “thân em”:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Câu 4. 

Nội dung của bài ca dao là: Là lời than thân của cô gái về số phận bất hạnh của mình.


Đọc hiểu Thân em như tấm lụa đào - Đề số 4

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài ca dao trên cho em hiểu thêm điều gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa? 

Câu 2. Trong chương trình Ngữ văn 7, có tác phẩm cũng viết về hình ảnh người phụ nữ. Em hãy cho biết tên tác phẩm đó, tác giả và thể loại của tác phẩm? Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm ấy có gì khác so với các bài ca dao than thân dân gian? 

Câu 3. Trình bày một vài suy nghĩ của em về “thân phận” và vai trò của người phụ nữ ngày nay để thấy được sự khác biệt của xã hội xưa và nay.

Câu 4. Xác định thể thơ và cho biết giá trị biểu đạt của tấm lụa đào.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Bài ca dao trên cho em hiểu thêm những bất hạnh về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: hiểu được giá trị của bản thân nhưng không được tự ý quyết định cuộc đời mình.

Câu 2. 

- Trong chương trình Ngữ văn 7, có tác phẩm cũng viết về hình ảnh người phụ nữ là tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân hương.

- Hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm ấy khác so với các bài ca dao than thân dân gian là: 

+ Bài thơ Bánh trôi nước thuộc bộ phận Văn học viết, có tác giả và thông tin tác phẩm.

+ Những câu ca dao than thân khác thuộc bộ phận Văn học dân gian, có nhiều dị bản và không phải một bài thơ hoàn chỉnh.

Câu 3. 

- Phụ nữ thời xưa: không được coi trọng trong xã hội và không được tự ý quyết định cuộc đời mình. Thường chỉ quanh quẩn làm việc nhà, buôn bán chợ, hàng quán, không tự chủ kinh tế.

- Phụ nữ thời nay: được sống trong xã hội bình đẳng và ngang hàng với đàn ông. Được tự ý quyết định cuộc đời mình và làm chủ kinh tế.

Câu 4. 

- Thể thơ của bài ca dao trên là: lục bát.

- Tấm lụa đào là hình ảnh mang giá trị biểu đạt rất cao. Đó là vật có giá trị rất cao thời xưa. Việc so sánh mình với tấm lụa đạo đã nâng cao được giá trị của người phụ nữ thời xưa.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Thân em như tấm lụa đào. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/12/2022 - Cập nhật : 29/06/2023