logo

Đọc hiểu Con lừa già và người nông dân (4 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Con lừa già và người nông dân hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Cho ngữ liệu sau:

CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình

Họ xúc đất đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la  thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy.      


Đọc hiểu Con lừa già và người nông dân - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Chỉ ra yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn sau: Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy.        

Câu 3: Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Tự sự.

Câu 2:

Yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn là:

+ Lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. 

+ Đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn

+ Lóc cóc chạy.        

Câu 3: 

Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là:

+ Khi thấy lừa rơi xuống hố, người nông dân nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc việc cứu giúp chú lừa.

+ Con lừa khôn khéo và bình tĩnh, đã tự cứu giúp mình.


Đọc hiểu Con lừa già và người nông dân - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? 

Câu 2: Từ "miệng" trong câu sau là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển: Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. 

Câu 3: Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì? 

Câu 4: Qua câu chuyện trên em rút ra được những thông điệp sống gì cho mình?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là Tự sự.

Câu 2: 

Từ "miệng" trong câu trên là nghĩa chuyển.

Câu 3: 

Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là:

+ Khi thấy lừa rơi xuống hố, người nông dân nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc việc cứu giúp chú lừa.

+ Con lừa khôn khéo và bình tĩnh, đã tự cứu giúp mình.

Câu 4: 

Qua câu chuyện trên, em rút ra được những thông điệp sống cho mình như: Trước những khó khăn, gian nan trong cuộc đời, chúng ta nên bình tĩnh đối mặt với nó. Không nên vội vàng, nông nổi và bỏ cuộc.


Đọc hiểu Con lừa già và người nông dân - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được vận dụng trong văn bản. 

Câu 2. Hình ảnh con lừa và cái giếng trong văn bản tượng trưng cho những điều gì?

Câu 3. Văn bản trên đưa đến cho chúng ta thông điệp gì? 

Câu 4. Theo anh chị, vì sao lúc người ta mới đổ đất xuống giếng con lừa kêu la tuyệt vọng nhưng sau đó nó im lặng?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được vận dụng trong văn bản là Tự sự.

Câu 2. 

Hình ảnh con lừa trong văn bản tượng trưng cho những con người khi gặp thử thách trong cuộc sống.

Hình ảnh cái giếng trong văn bản tượng trưng cho những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.

Câu 3. 

Văn bản trên đưa đến cho chúng ta thông điệp rằng: Trong cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, chúng ta có thể vấp ngã phải nó bất cứ lúc nào. Nhưng ta không nên nản chí, bỏ cuộc mà hãy bình tĩnh đối mặt.

Câu 4. 

Theo em, lúc người ta mới đổ đất xuống giếng con lừa kêu la tuyệt vọng nhưng sau đó nó im lặng là vì:

+ Dù có kêu la thì cũng chả giúp ích được gì mà còn tốn sức, tốn công hơn.

+ Thay vì kêu là thì hãy bình tĩnh suy nghĩ ra những cách giải quyết tốt đẹp.


Đọc hiểu Con lừa già và người nông dân - Đề số 4

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Hãy tìm một lời dẫn trong văn bản trên.

Câu 2. Hãy xác định một trường từ vựng và tìm những từ có trong văn bản thuộc trường từ vựng ấy.

Câu 3. Tại sao tác giả lại đặt con lừa rơi vào tình huống rơi xuống hố.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Một lời dẫn trong văn bản trên là: Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng.

Câu 2. 

Một trường từ vựng về hoạt động.

Những từ có trong văn bản thuộc trường từ vựng ấy là: rơi xuống, kêu la, xúc đất, nhìn xuống, sửng sốt, lắc mình, lóc cóc.     

Câu 3. 

Tác giả đặt con lừa rơi vào tình huống rơi xuống hố để muốn nói với mọi người về những khó khăn, gian nan trong cuộc sống có thể ập đến bất cứ lúc nào.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Con lừa già và người nông dân. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 25/12/2022 - Cập nhật : 01/07/2023