logo

Đọc hiểu Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan (2 đề)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan: Bài thơ trên có nhan đề là gì? Ghi lại bản dịch thơ của bài thơ và cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Tác giả là ai? Câu thơ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan thực hiện hành động nói nào? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai của bài thơ trên.

Đọc bài thơ sau:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lý dư đồ cố miện gian.      

(Ngữ văn 8, tập 2 - NXB Giáo dục 2018)

Đọc hiểu Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Đọc hiểu Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan - Đề số 1

Câu 1. Bài thơ trên có nhan đề là gì? Ghi lại bản dịch thơ của bài thơ và cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Tác giả là ai?

Câu 2. Câu thơ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan thực hiện hành động nói nào? 

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai của bài thơ trên.

Câu 4. Từ cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Bài thơ trên có nhan đề: Đi đường.

- Dịch thơ:

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Tác giả: Hồ Chí Minh.

Câu 2. Câu thơ Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan thực hiện hành động: nói “Trình bày”

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai của bài thơ trên là phép điệp ngữ: “trùng san”

- Tác dụng: Tạo nên nhịp điệu cho câu thơ, làm tăng thêm sự khó nhọc hiện lêm trước mắt nước đọc là những ngọn núi cao trọc trời, hết lớp núi này lại tiếp đến những lớp núi khác.

Câu 4. 

Thái độ tích cực hay những suy nghĩ tích cực được gọi là tinh thần lạc quan, một thái độ sống vô cùng quan trọng góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp. Có thể chúng ta gặp những khó khăn, những vấp ngã, trở ngại nhưng nó như thế nào ảnh hưởng đến tinh thần ta như thế nào là do cách chúng ta nhìn nó. Nếu bạn sẵn một tinh thần lạc quan, bạn sẽ đón nhận những điều đó một cách tích cực, tự tin vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nếu bạn là người bi quan, chắc chắn rồi mặc dù là một trở ngại, một khó khăn nhỏ cũng khiến bạn lùi bước, nhụt trí. Cuộc sống không thể sắp đặt hay lúc nào cũng có thể như ý mình mong muốn, đừng suy nghĩ quá nhiều về những gì đã mất, hãy trân trọng phút giây hiện tại và những gì mình đang có, lên kế hoạch cho tương lai. Hãy loại bỏ những thứ tiêu cực, tránh xa những người hay kêu ca phàn nàn, đón nhận những điều tích cực và luôn suy nghĩ về những điều tích cực sẽ giúp bạn trở nên lạc quan hơn. Trên mảnh đất của niềm tin luôn có những hạt giống lạc quan, lạc quan đã góp phần tăng giá trị cho bản thân và xã hội! 


Đọc hiểu Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan - Đề số 2

Câu 1. Chỉ ra thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Câu 2. Khái quát nội dung chính của bài thơ

Câu 3. Câu thơ nào trực tiếp nêu lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình bài thơ?

Câu 4. Tìm các từ đồng nghĩa với từ gian lao trong bài thơ

Câu 5. Trong phần phiên âm, hai dòng thơ đầu, Bác sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra tác dụng?

Câu 6. Bài thơ em có hai lớp nghĩa. Em hãy chỉ ra hai lớp nghĩa được tác giả sử dụng trong bài thơ.

Câu 7. Từ bài thơ "Đi đường", em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2. Nội dung chính của bài thơ: Nói về những gian khổ người tù gặp phải trong hành trình chuyển lao qua đường núi. Qua bài thơ ta thấy được tinh thần lạc quan, ung dung tự tại của chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Đồng thời thể hiện chân lí đường đời cao cả: Vượt qua gian lao thử thách sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 3. Câu thơ trực tiếp nêu lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình bài thơ: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan (Đi đường mới biết gian lao)

Câu 4. Các từ đồng nghĩa với từ gian lao trong bài thơ: Gian nan, khó khăn, gian nguy, gian khó,…

Câu 5. Trong phần phiên âm, hai dòng thơ đầu, Bác sử dụng biện pháp tu từ Điệp ngữ: 

+ Tẩu lộ

+ Trùng san

- Ẩn dụ: Đi đường núi (núi cao) ẩn dụ cho đường đời, đường cách mạng, luôn gian lao, chông gai.

=> Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm, gây ấn tượng cho câu thơ, làm nổi bật sự khó khăn, gian nao của việc đi đường núi, vượt qua những lớp núi cao. Qua đó làm nổi bật sự lạc quan, sức mạnh tinh thần của chủ thể đi đường núi.

Câu 6. Bài thơ có hai lớp nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng.

+ Nghĩa đen: Hành trình chuyển lao qua đường núi đầy gian nan, thử thách, chông gai. Vượt qua những lớp núi cao, chinh phục được ngọn núi đó và thu được cảnh vật vào tầm mắt.

+ Nghĩa bóng: Con đường cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, nếu khiên trì nhất định sẽ đạt tới thành công. Cũng như trong cuộc sống ta gặp nhiều thử thách, gian lao nhưng ta lạc quan đón nhận và có niềm tin sức mạnh vượt qua được gian lao sẽ chạm đến thành công, qua ngưỡng cửa khó khăn là hạnh phúc, vinh quang, thắng lợi vẻ vang.

Câu 7. Bài học rút ra cho bản thân:

- Suy nghĩ tích cực, loại bỏ những điều tiêu cực.

- Sẵn sàng đón nhận mọi điều trong cuộc sống kể cả là tích cực hay tiêu cực.

- Luôn giữ tinh thần lạc quan.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 05/05/2023 - Cập nhật : 29/06/2023