logo

Đọc hiểu Sự tích Rạch cái Rắn

Sự tích Rạch Cái Rắn là cách giải thích của người dân vùng Tiền Giang về tên gọi của rạch nước này, cũng như tôn vinh sự dũng cảm, mưu trí của con người. Hãy cùng Toploigiai trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Sự tích Rạch cái Rắn nhé!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

SỰ TÍCH RẠCH CÁI RẮN
( Truyện cổ tích)

Rạch Cái Rắn chảy ra rạch Ban Dầy ở xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Con rạch này khá to, trong rạch mang nhiều phụ lưu nên được gọi là “rạch Cái”, quanh co như một con rắn khổng lồ bò tìm cánh đồng bát ngát nên người dân mới gọi tên nó là “Rắn”. Như thế, tên “Cái Rắn” ra đời bắt nguồn từ hình dáng của nó.

Tuy nhiên, còn có truyện rằng, làng Phú Nhuận (đời Gia Long) còn hoang vu, chỉ là một làng ven Đồng Tháp Mười. Lúc mới lập làng, đình cất lại vàm rạch. Trước cửa đình có một cây đa khổng lồ, xung quanh là một đám rừng rậm rạp. Trong đám rừng trước cửa đình Phú Nhuận có một hang rắn nên gọi rạch là “Cái Rắn”. Bọn rắn trong hang đã gây nhiều tai hại cho dân làng Phú Nhuận không kể xiết, chúng cắn chết người, đòi hối lộ,... Mỗi khi làng Phú Nhuận cúng lễ kì yên hằng năm phải hiến cho bọn mấy con heo trắng mới yên chuyện.

Một hôm, có thầy thuốc rắn từ phương xa đến gặp các chức sắc trong làng tỏ ý muốn diệt trừ hết bọn rắn ở đình để cứu nguy cho dân làng, với điều kiện phải cấp cho ông ta một chiếc quan tài. Tất nhiên hương chức Phú Nhuận đều đồng ý. Riêng đối với việc đòi hỏi “thù lao”, ai ai cũng cho rằng ông nói chơi. Hôm đó, thầy dùng mác thông tấn công vào đám rừng, miệng hang rắn lòi ra sâu hun hút. Thầy bẻ cành khô làm củi đốt, rồi móc trong bị ra một túi thuốc rắc lên ngọn lửa, quạt xông khói vào miệng hang. Trước đó, thầy đã tẩm thuốc men khắp thân thể, nên bọn rắn chịu phép để thầy bắt vào giỏ. Cuối cùng, trong hang rắn bò ra một rắn nhỏ bằng ngón tay, mình màu đen, cổ có bốn khoang trắng. Nó chậm chạp không thấy gì là dữ, nhưng chẳng hiểu sao bọn rắn bị nhốt trong giỏ lại khiếp vía như đứng trước một đấng tối thượng. Ông thầy rắn thò tay bắt, tức khắc nó cắn ngay “hổ khẩu”. Thầy ngạc nhiên, sẵn mác trên tay, phứt một dao rồi đưa lên quan sát kĩ. Một lúc sau như phát hiện được điều gì, thầy buồn bã nói với mọi người phía sau: “Mạng tôi đến đây là hết. Tôi đã bị con rắn chúa cắn rồi. Bà con ở lại mạnh giỏi!”. 

Không ai biết tên họ cũng như quê quán, gia đình của ông thầy thuốc rắn ấy. Mọi người chỉ biết ông là một người ơn của dân làng nên cùng nhau tổ chức đám tang của ông trọng thể.

(Dẫn theo Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường, Nghìn năm bia miệng,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992)


Đọc hiểu Sự tích Rạch cái Rắn

Câu 1. Nội dung chính của truyện cổ tích trên là gì? Qua đó, dân gian muốn gửi gắm những thông điệp gì?

Câu 2. Vì sao dân làng gọi tên là rạch Cái Rắn?

Câu 3. Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản

Đọc hiểu Sự tích Rạch cái Rắn

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu

Câu 1:

- Nội dung chính của truyện cổ tích trên là giải thích về tên gọi rạch Cái Rắn theo dân gian xưa

- Qua đó dân gian muốn chúng ta phải sống hết mình với mọi người, dũng cảm và mưu trí đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống của mình.

Câu 2:

- Dân làng gọi tên là rạch Cái Rắn bởi vì dựa trên câu truyện người thầy thuốc đã hy sinh bản thân mình chiến đấu với chúa rắn, mang lại bình yên cho dân làng.

Câu 3:

- Phong cách ngôn ngữ: Sinh hoạt

icon-date
Xuất bản : 11/10/2023 - Cập nhật : 11/10/2023