Cùng Toploigiai trả lời câu hỏi Đọc hiểu Sự tích ông Hóm ở xóm Gò Dăm: Thể loại của đoạn trích trên là gì? Theo đoạn trích, trong tiệm bán đồ sứ bán những gì? Em hiểu như thế nào về từ “của ông Hóng” trong đoạn trích? Theo em, nhân vật chủ tiệm bán đồ sành sứ rút ra được bài học gì sau hành động của ông Hóm?
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Ông có tính ưa khôi hài. Tuy ít nói nhưng mở miệng là pha trò. Lắm lúc nói chuyện làm ăn nghiêm túc, song người nghe cũng không nhịn được cười. Chính vì vậy người ta thường gọi ông là ông Hóm. Về đời sau lại gọi thành ra Hóng.
Hình dạng ông nhỏ thó, mảnh khảnh, da lại đen nhưng ăn nói bặt thiệp, đi đến đâu dễ làm quen và được nhiều người cảm mến. Ông ít hay đi đâu xa. Hằng ngày quanh quẩn trông nom ruộng vườn, việc mua bán.
Một hôm vào cuối tháng chạp, nhân có dịp đi Gò Công, ông dạo chơi các hàng phố – phần lớn là tiệm buôn của người Hoa. Gần Tết, cửa tiệm đều trưng bày nhiều hàng hoá để bán Tết. Ông vào tiệm bán đồ sành sứ để coi hàng. Thấy trong tiệm trưng bày nhiều ché, bình bằng sứ, nạm hình long ẩn, mai, trúc, trĩ, công,... đẹp, ông bước vào trong xem, hỏi giá. Chủ tiệm thấy khách ăn mặc lèng xèng, tướng tá quê mùa, bần tiện, lại chen vào tận bên trong nơi để đồ đắt giá liền nói gạt ngang:
– Hê, ông già đi ra! Đứng đây lộn xộn đụng bể thì mạng ông bán thường tiền cũng không đủ hà! Thôi đi ra! Đi ra!
Bị chủ tiệm khinh bạc, không dằn được cơn giận, sẵn gậy cầm tay ông quơ đập. Đồ sành, đồ sứ bị vỡ tanh bành. Chủ tiệm la ó. Các chủ tiệm khác chạy lại giành được gậy thì hầu như không gì lành lặn.
Người ta cật vấn. Ông bình tĩnh bảo chủ tiệm lấy giấy ra tính tiền hết mọi thứ, rồi ông về nhà lấy tiền trả đầy đủ.
Từ đó, tiếng ông để đời. Đến nay người ta hay nói “của ông Hóng” và “sẵn kho ông Hóng” để chỉ sự xài phí không tiết kiệm.
(Dẫn theo Nguyễn Hữu Hiếu (Sưu tầm – biên soạn), Nam Kì cố sự Chuyện kể Nam Bộ, NXB Đồng Tháp, 1997)
Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Theo đoạn trích, vì sao người ta thường gọi ông là ông Hóm?
Câu 3: Ông chủ tiệm bán sành sứ có thái độ gì khi ông Hóm bước vào cửa tiệm?
Câu 4: Nêu nội dung đoạn trích.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
- Thể loại của đoạn trích trên là: truyện cổ tích
Câu 2:
- Người ta thường gọi ông là ông Hóm vì: Ông có tính ưa khôi hài. Tuy ít nói nhưng mở miệng là pha trò. Lắm lúc nói chuyện làm ăn nghiêm túc, song người nghe cũng không nhịn được cười
Câu 3:
- Thái độ của ông chủ tiệm bán sành sứ khi ông Hóm bước vào cửa tiệm là: chủ tiệm đánh giá ông ăn mặc lèng xèng, tướng tá quê mùa, bần tiện mà khinh bạc ông
Câu 4:
- Nội dung đoạn trích: ca ngợi con người lao động chăm chỉ, phê phán kẻ hợm hĩnh, khinh người.
Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Theo đoạn trích, trong tiệm bán đồ sứ bán những gì?
Câu 3: Em hiểu như thế nào về từ “của ông Hóng” trong đoạn trích?
Câu 4: Theo em, nhân vật chủ tiệm bán đồ sành sứ rút ra được bài học gì sau hành động của ông Hóm?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1:
- Thể loại của đoạn trích trên là: truyện cổ tích
Câu 2:
- Theo đoạn trích, trong tiệm bán đồ sứ có: ché, bình bằng sứ, nạm hình long ẩn, mai, trúc, trĩ, công,...
Câu 3:
- “Của ông Hóng” ý chỉ tiền bạc của nhiều như khói bồ hóng trong giàn bếp mọi nhà, chỉ sự xài phí không tiết kiệm.
Câu 4:
- Nhân vật chủ tiệm bán đồ sành sứ rút ra được bài học: Không nhìn mặt mà bắt hình rong, không có thói khinh bạc người khác!