logo

Đọc hiểu Những ngày mới - Thạch Lam

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Những ngày mới - Thạch Lam: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích? Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật tả cảnh của nhà văn Thạch Lam trong đoạn trích? Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Tiếng hải đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ."


Đọc hiểu Những ngày mới (tự luận)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Những bông lúa vàng mới cắt xong đều xếp rải rác từng hàng trên bờ ruộng, trong đám cỏ xanh mọc dầy. Mỗi khi gặt được vài lượm lúa người thợ hải ôm sát bỏ lúa thơm vào người, đem ra xếp vào chỗ lúa trước. Rồi họ lại trở vào ruộng, đứng theo hàng những người bạn gặt. Tiếng hải đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ. Chăm chú vào công việc làm, Tân không để ý gì đến cảnh vật chung quanh. Chàng cũng không thấy mệt nữa, tuy ánh nắng chiếu trên lưng nóng rát, và mồ hôi từng giọt rõ ở trên trán xuống. Tân chú ý đưa cái hải cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu. […] Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cô bên đường đi đã ướt. Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cải thời khắc của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người.

(Trích truyện ngắn Những ngày mới — Thạch Lam)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật tả cảnh của nhà văn Thạch Lam trong đoạn trích.

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Tiếng hải đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ." .

Câu 6. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 7. Nhận xét tâm trạng của Tân trong đoạn sau: "Tân chú ý đưa cái hải cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu."

Câu 8. Cảm nhận về khung cảnh hoàng hôn trong đoạn trích.

Đọc hiểu Những ngày mới - Thạch Lam

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả.

Câu 2. 

Đoạn trích là đoạn văn miêu tả lại hình ảnh cắt lúa của những người nông dân trong buổi xế chiều, trong đó có Tân. Bên cạnh đó miêu tả cảm xúc của Tân trước khung cảnh ngày mùa của làng quê mình.

Câu 3.

- Các từ láy có trong đoạn trích: rải rác, xoàn xoạt, nhanh nhẹn, phảng phất, say sưa

- Tác dụng :làm tăng sức gợi cảm, gợi hình tạo nên được sự sinh động, giúp câu văn có hồn; miêu tả chân thực nhất vẻ đẹp của hình ảnh làng quê khi đang vào mùa gặt với rất nhiều cảm xúc chứa đựng trong tâm trạng của Tân

Câu 4. 

Nghệ thuật tả cảnh của nhà văn Thạch Lam trong đoạn trích: giọng điệu nhẹ nhàng, đầm ấp và giàu chất trữ tình, mang đậm phong cách mộc mạc của làng quê; sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi, thuần khiết, trong sáng để miêu tả chân thực khung cảnh giặt lúa nơi đồng quê.

Câu 5.

- Biện pháp tu từ: So sánh

- Tác dụng: làm tăng sức biểu đạt, gợi hình gợi cảm cho câu văn và tạo nên sự sinh động cho cả đoạn văn; nhấn mạnh cho người đọc thấy được những âm thanh đặc trưng hay những hình ảnh quen thuộc của làng quê mỗi khi mùa giặt đến

Câu 6. 

Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích:

- Phép nối: Mỗi khi, rồi, trong c trưng của mùa gái thời khắc này..

- Phép lặp: Tân, lúa..

- Phép thế: Họ, mùi thơm đó, thời khắc này, lớp sương mù kia..

- Phép liên tưởng: Bông lúa, bó lúa, lượm lúa, mùi lúa chín, gặt, hái, gốc lúa, rơm rạ, ruộng..

Câu 7: 

Tân hăng hái, vui vẻ không chút mệt mỏi khi lao động dưới ánh nắng chói chang của thời tiết mùa hè nóng bức vì mùi hương của lúa chín, rơm rạ đã làm dịu đi cái sự nóng nực trong anh. Mùi đặc trưng chỉ có ở những đồng lúa nơi làng quê này khiến anh say, chất men của cuộc sống này như đã thấm đẫm trong từng bông lúa chín đang chờ đợi mọi người gặt hái. Có thể thấy Tân là một chàng trai yêu quê hương mình, chàng yêu từ những thứ đơn sơ, mộc mạc, giản dị nhất nơi đây, những thứ tưởng chừng như bình thường nhưng lại khiến cho ta đắm say mãi không quên.

Câu 8: 

Tác giả sử dụng những hình ảnh quá đỗi đặc trưng để miêu tả cảnh hoàng hôn đang buông xuống nơi làng quê yên bình như mặt trời ngả bóng về phía tây, trên những ngọn cỏ bắt đầu có những làn sương đang ngưng đọng, từ đó tạo nên cái không khí man mát, lành lạnh nơi làng quê. Khi mặt trời tắt nắng, nhường chỗ cho ánh trăng cũng là khoảng thời gian đáng quý nhất trong ngày - thời khắc gia đình quây quần trò chuyện bên nhau sau một ngày dài làm việc hăng say, mệt mỏi. Mọi người trò chuyện vui vẻ, xóa tan đi những mệt mỏi bên cạnh bếp lửa hồng đang nhả ra những làn khói. Đây chính là khung cảnh ấm áp nhất trong ngày. Giờ đây, Tâm như thể hòa mình vào với thiên nhiên nơi làng quê này, anh cảm nhận được tâm hồn của đất, đó cũng chính là chất nhựa nuôi sống những con người nơi đây.


Đọc hiểu Những ngày mới (trắc nghiệm)

Đọc hiểu Những ngày mới (trắc nghiệm) - ảnh 1

Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu kể về sự kiện gì?

A. Quyết định của Tân khi trở về sống ở thôn quê

B. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng khi ở Hà Nội

C. Sự thiếu thốn, khổ sở của Tân khi về sống ở thôn quê

D. Sự thay đổi của Tân khi rời Hà Nội trở về sống ở thôn quê

Câu 2: Câu chuyện được kể trong đoạn trích diễn ra chủ yếu trong không gian nào?

A. Nơi thôn quê thanh bình, yên tĩnh

B. Nơi ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội

C. Nơi đồng bằng yên tĩnh, phù sa

D. Nơi cao nguyên hùng vĩ, lộng gió

Câu 3: Ý nghĩ nào thúc đẩy để Tân quyết định trở về thôn quê sống?

A. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ

B. Trong lúc ấy ở nhà quê, có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, giá thóc lại kém, nên không có tiền gửi cho chàng

C. Nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng

D. Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...

Câu 4: Vì sao Tân lại nghĩ: quãng đời chàng sống trước kia ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị?

A. Vì đó là một cuộc sống chỉ có việc ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát. 

B. Vì đó là một cuộc sống đầy thị phi, bon chen, đua đòi, vô cùng phức tạp và và đi tìm cái vui chốc lát. 

C. Vì đó là một cuộc sống quá khó khăn, vất vả vì phải bon chen và đi tìm cái vui chốc lát. 

D. Vì đó là một cuộc sống ngột ngạt, bon chen vì danh vọng, địa vị và đi tìm cái vui chốc lát. 

Câu 5: Dòng nào nói lên sự thay đổi của Tân khi trở về thôn quê sống so với cuộc sống trước đây ở Hà Nội:

A. Nhận ra cuộc sống ở quê thật phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì

B. Nhận ra cái chán nản của mình và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm

C. Nhận ra điều cần của cuộc sống, không dửng dưng với cuộc sống, biết rung động với cảnh vật

D. Nhận ra cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội luôn ẩn hiện ở phía trời xa

Câu 6: …"Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ. Trong lúc ấy ở nhà quê, có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, giá thóc lại kém, nên không có tiền gửi cho chàng”...
Điểm nhìn người kể chuyện trong đoạn trích trên là: 

A. Điểm nhìn bên trong: kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức nhân vật

B. Điểm nhìn bên ngoài: miêu tả con người, sự vật, kể về những điều nhân vật chưa biết

C. Điểm nhìn không gian: nhìn và miêu tả con người, sự vật từ xa, gần

D. Từ nhiều điểm nhìn khác nhau: gắn với nhiều quan điểm, cách đánh giá về con người, sự vật

Câu 7: … “Tân tiếc hồi thuở nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia. Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng”...
Lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn trích trên là: 

A. Lời gián tiếp: lời thuật lại lời nói hay nêu lại ý nghĩ của người hoặc nhân vật

B. Lời nửa trực tiếp: lời người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật

C. Lời độc thoại nội tâm: tái hiện tiếng nói bên trong của nhân vật

D. Lời nhại: mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa

Câu 8: Nhận định nào nói lên giọng điệu của người kể chuyện trong đoạn trích:

A. Từ tốn, dân dã, suy tư

B. Chân thực, tự nhiên, hóm hỉnh

C. Bình dị, dí dỏm, buồn bã

D. Cảm xúc, nhẹ nhàng, điềm tĩnh

Câu 9: Theo anh/chị cuộc đời mới đang chờ đợi Tân trong câu kết của truyện là gì? 

A. Cuộc đời đầy hi vọng, nhưng dự báo nhiều trắc trở, chông gai

B. Cuộc đời đầy hi vọng, sẵn sàng đối mặt với sóng gió chốn thôn quê 

C. Cuộc đời đầy hi vọng, mở ra một tương lai tươi sáng tốt đẹp

D. Cuộc đời đầy hi vọng, mở ra cuộc sống thanh nhàn, chỉ có hưởng thụ 

Câu 10: Theo anh/chị, bài học có ý nghĩa nhất đối với thế hệ trẻ hôm nay được rút ra từ câu chuyện trên là:

A. Muốn có một tương lai tươi sáng, cần biết thay đổi và nỗ lực không ngừng

B. Tránh xa cuộc sống ồn ào, náo nhiệt, tận hưởng cuộc sống bình dị, an nhàn

C. Muốn có một tương lai tươi sáng, cần phải tránh xa cuộc sống ồn ào

D. Tận hưởng cuộc sống thanh nhàn nơi thôn quê, đừng ra khỏi vùng an toàn

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Những ngày mới (trắc nghiệm)

Câu 1. D => Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm

Câu 2. A => Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia.

Câu 3. C => Nhưng một hôm rét mướt, một ý nghĩ bỗng nảy ra trong trí, nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng?

Câu 4. A => Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ.

Câu 5. C => Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ.

Câu 6. B => Dựa trên những hành động, lời kể qua góc nhìn của người kể truyện

Câu 7. A => Dựa trên những lời kể qua góc nhìn của người kể truyện

Câu 8. D => Dựa trên những ngữ liệu của văn bản đã cho

Câu 9. C => Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...

Câu 10. A => Bài học rút ra sau khi đọc ngữ liệu văn bản

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Những ngày mới - Thạch Lam. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 10/05/2023 - Cập nhật : 26/10/2023