logo

Đọc hiểu Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (3 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Đề số 1

Trong phần mở đầu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, ông Phạm Văn Đồng có viết: “…Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy…” 

Đọc hiểu Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên. 

Câu 2. Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? 

Câu 3. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhưng ông đã làm tròn ba thiên chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Em hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học về ý chí, nghị lực rút ra vẻ đẹp từ cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Biện pháp tu từ trong văn bản trên là: So sánh (Nguyễn Đình Chiểu với Ngôi sao sáng).

→ Tác dụng:

+ Ngợi ca và đề cao tài năng của Nguyễn Đình Chiểu.

+ Làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn.

Câu 2. 

Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng có hiệu quả nghệ thuật như sau:

+ Ánh sáng khác thường: trong vô vàn những vì sao giống nhau nhưng vẫn có những vì sao mang lại ánh sáng khác thường, có thể sáng hơn hay tối hơn hay to hơn…

+ Chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng: phải nghiên cứu, soi xét thì mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó.

Điều đó muốn chứng minh rằng vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không phải những thứ bình thường mà rất khác biệt, phải dày công nghiên cứu thì mới thấy được cái hay, cái độc lạ của nó.

Câu 3. 

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhưng ông đã làm tròn ba thiên chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ, so với một người bình thường, đầy đủ, việc đó chắc chắn còn rất khó khăn, thế mà ông lại làm được một cách rất xuất sắc. Điều đó đã chứng tỏ nghị lực phi thường của ông, một người tài đức vẹn toàn. Trong cuộc đời ông đã cống hiến cho sự nghiệp nhà giáo, y tế và cả thơ văn. Khi bị mù, mọi thứ từ sinh hoạt đến con đường học hành ắt hẳn sẽ rất khó khăn nhưng ông vẫn lạc quan và có nghị lực sống cao cả. Đây là điều mà tất cả mọi người đều phải học tập và noi theo. Hiện nay, có rất nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước lại là những người thiếu ý chí tiến thủ và nghị lực sống. Được sinh ra trong thời địa hòa bình, gia đình êm ấm, chưa phải chịu nhiều khó khăn, gian khổ nên luôn ý lại, lười nhác, không có trong mình những mục tiêu và ước mơ nhất định. Do đó, tấm gương Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng mà mỗi chúng ta nên nhìn vào đó mà học tập và noi theo.


Đọc hiểu Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Đề số 2

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi.

“Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.

Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là  tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm.”

Đọc hiểu Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?

Câu 2. Ví thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với “những vì sao có ánh sáng khác thường”, tác giả chủ yếu nhằm mục đích gì?

Câu 3. Đoạn văn sử dụng những thao tác lập luận nào?

Câu 4. Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, chủ yếu là do đâu?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” của chính ông - tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2. 

Ví thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với “những vì sao có ánh sáng khác thường”, tác giả chủ yếu nhằm mục đích muốn gửi tới người đọc cách nhìn nhần về thơ văn của ông.

Câu 3. 

Đoạn văn sử dụng những thao tác lập luận: bình luận, so sánh, chứng minh.

Câu 4. Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, chủ yếu là do người đọc chưa hiểu về cách nhìn nhận và giá trị của thơ văn ông.


Đọc hiểu Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Đề số 3

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi.

“Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.

Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là  tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm.”

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Hãy chỉ ra phép tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn trên. 

Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? 

Câu 3: Xác định và chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn. 

Câu 4: Trong phần mở đầu của bài viết này, Phạm Văn Đồng đã nêu nhận xét gì về Nguyễn Đình Chiếu và thơ văn của ông? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phép tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn trên là: Phép chêm xen.

Câu 2: 

Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác bình luận.

Câu 3

Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: So sánh (Nguyễn Đình Chiểu với Ngôi sao sáng).

Câu 4: 

Trong phần mở đầu của bài viết này, Phạm Văn Đồng đã nêu nhận xét về Nguyễn Đình Chiếu và thơ văn của ông như sau: 

“Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 11/12/2022 - Cập nhật : 01/07/2023