logo

Đọc hiểu Ngọn lửa: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ (2 đề)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Ngọn lửa: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Nội dung của đoạn trích là gì? Câu "Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn" thực hiện hành động nói gì? Câu chuyện gửi đên chúng ta thông điệp gì?

NGỌN LỬA

      Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm. 

      Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc. họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngổi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ân. 

      Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn. 

      Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: "Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế." 

      Nghe thế, họ bảo anh ta: "Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn". 

      Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hởi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn. [...]

(Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr. 86 - 87) 

Đọc hiểu Ngọn lửa: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ

Đọc hiểu Ngọn lửa: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ - Đề số 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

Câu 2. Nội dung của đoạn trích là gì?

Câu 3. Câu "Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn" thực hiện hành động nói gì?

Câu 4. Câu chuyện gửi đên chúng ta thông điệp gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là: Tự sự

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích là: Câu chuyện về những người đi đường giữ ấm bằng chiếc nồi đất. Họ giữ ấm bằng cách cho than hồng vào nồi đất nhỏ và đậy nắp kín, dùng dây ràng kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại rồi họ đi ra ngoài và cắp chiếc lồng trên người. Nhờ chiếc nồi đất nhỏ mà họ cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ân. Họ biết chia sẻ lửa của mình cho người khác, lan tỏa sự yêu thương đến những người hoạn nạn, những người suýt bị chết cóng vì thời tiết lạnh giá.

Câu 3. Câu "Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn" thực hiện hành động: Yêu cầu, ra lệnh.

Câu 4. Câu chuyện gửi đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương, sự sẻ chia và đồng cảm trong cuộc sống. Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Mỗi người chúng ta sống biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác làm cho xã hội thêm nhiều tình thương, gắn kết tình cảm giữa người với người. Cuộc sống này nếu như ta không trao đi tình yêu thương, sự ấm áp và sẻ chia thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. 


Đọc hiểu Ngọn lửa: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ - Đề số 2

Câu 1: Xác định ngôi kể của đoạn trích?

Câu 2: Chỉ ra sự khác nhau trong cách ứng xử của người đàn ông thứ nhất, thứ hai so với người đàn ông thứ ba?

Câu 3: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “lồng ấp” được nhắc đến trong câu chuyện?

Câu 4: Em đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông nào trong câu chuyện? Vì sao? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 2. 

- Người đàn ông thứ nhất và thứ hai biết chia sẻ, hi sinh ngọn lửa của riêng mình để cùng cả đoàn vượt qua thời tiết giá rét, khắc nghiệt của vùng Bắc Ấn. Đặc biệt nhờ ngon lửa của họ còn cứu sống được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ân. 

- Người đàn ông thứ ba ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân. Anh ta trách móc người thứ hai vì đem phí phạm ngọn lửa của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc soi sáng đường đi.

Câu 3.

Hình ảnh "lồng ấp" trong câu chuyện là đại diện cho những thứ mang ý nghĩa sở hữu cá nhân. Đó có thể là của cải vật chất hay giá trị tinh thần, nhưng sự chia sẻ, sự yêu thương, tương trợ lẫn nhau thì nằm ở lựa chọn riêng mỗi cá nhân.

Câu 4.

Em đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông thứ nhất và đàn ông thứ hai trong câu chuyện trên. Bởi hai người đàn ông thứ nhất và thứ hai là người sống có tình thương, biết yêu thương chia sẻ giúp đỡ, đem hơi ấm của mình đến những người xung quanh. Họ biết chia sẻ những thứ mình có thể, đó là hơi ấm và tình yêu thương đến người sắp chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ân. Hay chia sẻ ngọn lửa, chia sẻ ánh sáng để cả đoàn có thể tiếp tục cuộc hành trình. Họ chính là tấm gương của lòng tử tế, tình yêu thương sẻ chia cao đẹp giữa người với người trong cuộc sống.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Ngọn lửa: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 03/05/2023 - Cập nhật : 29/06/2023