Tuyển tập các đề Đọc hiểu Một đời áo nâu hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.
Đọc văn bản:
Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày
Áo nâu bạc, áo nâu gầy
Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa
Lắng nghe sợi vải ngày xưa
Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi
Bao nhiêu nước mắt mẹ rơi
Áo nâu gói cả những lời xót xa
Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm
Mẹ đi về phía trăm năm
Con ngồi xếp những nâu trầm mà thương
Thôi đành nhờ cả khói sương
Áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi...
(Một đời áo nâu, Nguyễn Văn Song)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Sáu chữ.
D. Tự do.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là:
A. Miêu tả.
B. Biểu cảm.
C. Nghị luận.
D. Tự sự.
Câu 3. Hình ảnh gắn liền với mẹ là:
A. Áo nâu.
B. Đất đai.
C. Mồ hôi.
D. Nước mắt.
Câu 4. Chiếc áo của mẹ được miêu tả qua những từ ngữ nào?
A. Áo nâu, màu đất đai, sờn phai, mặn chát, mồ hôi.
B. Áo nâu, màu đất đai, sờn phai, nắng mưa, xót xa.
C. Áo nâu, màu đất đai, rách lành, sờn phai, bạc, gầy.
D. Áo nâu, màu đất đai, rách lành, khói sương, bạc.
Câu 5. Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: "Áo nâu bạc! Áo nâu gầy! Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa" là:
A. Ẩn dụ, nhân hóa.
B. Nhân hóa, liệt kê.
C. Liệt kê, nói quá.
D. Điệp ngữ, so sánh.
Câu 6. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau là gì?
Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm
A. Nhấn mạnh sự bồi đắp phù sa của dòng sông quê hương cho cuộc sống con người.
B. Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng của mẹ và tình yêu thương, lòng biết ơn của con.
C. Làm cho hình ảnh phù sa cũng có những hoạt động, cảm xúc như con người
D. Tô đậm vẻ đẹp bình dị của dòng sông quê hương.
Câu 7. Vẻ đẹp của hình ảnh người mẹ trong bài thơ là:
A. Vẻ đẹp của những hi sinh thầm lặng vì cuộc sống, vì các con.
B. Vẻ đẹp của nghị lực sống phi thường, vượt lên trên gian khổ.
C. Vẻ đẹp của sự giản dị, mộc mạc mà vị tha, giàu đức hi sinh.
D. Vẻ đẹp của sự chân tình trong ứng xử với mọi người xung quanh.
Câu 8. Hình ảnh trong bài thơ như thế nào:
A. Vừa kì vĩ, tráng lệ vừa gần gũi, quen thuộc.
B. Vừa bình dị, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
C. Hình ảnh đẹp, mang tình ước lệ, tượng trưng.
D. Hình ảnh sang quý, biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ.
Câu 9. Hãy kể tên 2 bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên.
Câu 10. Theo em, hình ảnh chiếc áo nâu trong bài thơ đã nói lên những gì về người mẹ?
Câu 11. Em hãy nhận xét về tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình.
Câu 12. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người con đối với mẹ.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. | Câu 2. | Câu 3. | Câu 4. | Câu 5. | Câu 6. | Câu 7. | Câu 8. |
A |
B |
A |
C |
D |
B |
C |
D |
Câu 9.
2 bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên là: "Tóc của mẹ tôi" của Phan Thị Thanh Nhàn và “Mẹ” của Đỗ Trung Lai.
Câu 10.
Theo em, hình ảnh chiếc áo nâu trong bài thơ đã nói lên cuộc sống lam lũ, vất vả của người mẹ đồng thời nói đến nét đẹp giản dị, mộc mạc của bà.
Câu 11.
Qua tác phẩm, ta có thể thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình rất bao la. Nhà thơ yêu thương mẹ của mình, xót xa cho sự khổ cực của mẹ, đau đớn, tiếc thương khi mẹ ra đi và biết ơn mẹ.
Câu 12.
Bài thơ gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của người con đối với mẹ là:
+ Phải biết yêu thương, ngoan ngoãn, biết giúp đỡ và vâng lời mẹ của mình.
+ Báo hiếu cha mẹ hết sức để sau này không có gì phải hối tiếc.
+ Phấn đấu học tập thật tốt cho cha mẹ vui lòng.
Câu 1. Cho biết thể thơ, phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên
Câu 3. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả đặc điểm về chiếc áo của mẹ trong câu thơ sau:
Rách lành kể những hôm mai
Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày
Câu 4. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Áo nâu bạc! Áo nâu gầy! Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa”.
Câu 5. Tìm và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ:
“Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”
Câu 6. Tìm và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ?
“Áo nâu bạc! Áo nâu gầy!
Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa”.
Câu 7. Nêu nội dung của hai câu thơ:
“Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”
Câu 8. Em hãy nêu suy nghĩ về tình cảm của tác giả với mẹ được thể hiện trong bài thơ?
Câu 9. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì?
Câu 10. Qua văn bản trên hãy nêu suy nghĩ của Anh/chị về trách nhiệm của con cái đối với mẹ.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Thể thơ của đoạn thơ trên là: Lục bát.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: Biểu cảm.
Câu 2.
Nhân vật trữ tình: tác giả - xưng con
Câu 3. Những từ ngữ miêu tả đặc điểm về chiếc áo của mẹ trong câu thơ: rách lành, sờn phai.
Câu 4.
2 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Áo nâu bạc! Áo nâu gầy! Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa” là:
+ Điệp ngữ: Áo nâu.
+ So sánh: Áo như thửa ruộng.
→ Từ hình ảnh chiếc áo nâu, tác giả muốn ca ngợi hình ảnh người mẹ vất vả, nhọc nhằn sương nắng.
Câu 5.
“Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”
Biện pháp tu từ trong câu thơ trên là:
+ So sánh: Mẹ như sông phía quê nhà.
+ Nhân hóa: Con sông dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm.
→ Tác dụng: Nhấn mạnh sự hy sinh thầm lặng và cao cả của người mẹ, đồng thời làm cho câu thơ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Câu 6.
- Biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
+ Điệp từ/Điệp ngữ: Áo, Áo nâu.
+ So sánh: Áo như thửa ruộng.
- Tác dụng:
+ Giúp tạo nhịp điệu, hình ảnh cụ thể cho câu thơ.
+ Từ hình ảnh chiếc áo nâu, tác giả muốn ca ngợi hình ảnh người mẹ vất vả, nhọc nhằn sương nắng, tảo tần nuôi con. Đồng thời thể hiện sự xót xa, trân trọng và lòng biết ơn của người con (tác giả) đối với mẹ.
Câu 7. Nội dung của hai câu thơ: “Mẹ như sông phía quê nhà Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”
+ Mẹ như sông phía quê nhà : Hình ảnh người mẹ được sánh với con sông quê nhà, thân thương, bình dị và chan chứa tình yêu thương dạt dào, bao la.
+ Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm: Dòng sông dốc lòng mang phù sa thì Mẹ cũng như sông dốc lòng, hi sinh thầm lặng vì sự trưởng thành của con cái. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con đối với mẹ.
Câu 8.
Tác giả đã giành hết những tình cảm thiêng liêng, trân trọng giành cho mẹ của mình. Nhà thơ yêu thương mẹ của mình, xót xa cho sự khổ cực của mẹ. Đồng thời cũng thể hiện sự đau đớn, tiếc thương khi mẹ ra đi mà mình chưa kịp báo hiếu.
Câu 9.
Qua bài thơ, tác giả muốn gửi tới chúng ta thông điệp:
+ Phải biết yêu thương, ngoan ngoãn, biết giúp đỡ và vâng lời mẹ của mình.
+ Báo hiếu cha mẹ hết sức để sau này không có gì phải hối tiếc.
+ Phấn đấu học tập thật tốt cho cha mẹ vui lòng.
Câu 10.
Trách nhiệm của con cái đối với mẹ là:
+ Thấu hiểu cho những hi sinh, vất vả của mẹ.
+ Giúp đỡ mẹ công việc gia đình.
+ Cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng để trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của mẹ.
+ Yêu thương và trân trọng khoảnh khắc khi còn bên mẹ.
+ Phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu.
Câu 1. Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?
A. Thất ngôn trường thiên
B. Tự do
C. Lục bát
D. Tứ tuyệt
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người mẹ trẻ
B. Người phụ nữ
C. Một đứa cháu mất bà
D. Tác giả xưng “con”
Câu 3. Khổ thơ sau miêu tả những đặc điểm nào về chiếc áo của mẹ?
Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày
A. Đời mẹ, áo nâu sòng, màu đất đai, mới may.
B. Màu cây xanh, tấm, rách lành, áo.
C. Áo nâu, màu đất đai, rách lành, sờn phai.
D. Sờn phai, mặc áo đỏ, rách lành, đất đai.
Câu 4: Biện pháp tu từ nào không được sử dụng để miêu tả hình ảnh “chiếc áo”?
A. So sánh, nhân hoá, hoán dụ, liệt kê
B. So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, điệp từ
C. So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp từ
D. So sánh, nhân hoá, hoán dụ, liệt kê, chêm xen
Câu 5. Câu thơ “Lắng nghe sợi vải ngày xưa/ Thấy trong mặn chất đã thừa mồ hôi” miêu tả điều gì?
A. Tính chất mỏng manh của sợi vải
B. Hương vị thơm tho của tấm áo
C. Giọt mồ hôi mặn chát thấm trong sợi vải
D. Sự vất vả, khổ cực của mẹ
Câu 6. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau:
Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm
A. Ca ngợi đức hy sinh, lòng vị tha của người mẹ.
B. Niềm tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của quê hương.
C. Tình yêu thương của người con đối với chiếc áo của mẹ.
D. Miêu tả dòng sông dâng phù sa cho quê nhà
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng về nội dung của văn bản?
A. Miêu tả hình ảnh chiếc áo của người nông dân mộc mạc, giản dị nhưng biểu tượng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
B. Miêu tả hình ảnh người mẹ quê giản dị, mộc mạc, lam lũ nhưng toát lên vẻ đẹp của đức hi sinh và lòng vị tha.
C. Miêu tả hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
A. Miêu tả tấm lòng người mẹ trẻ với con.
Câu 8. Nhận xét về hình ảnh chiếc áo nâu và người mẹ được tác giả sử dụng trong bài thơ?
Câu 9. Tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình như thế nào?
Câu 10. Bài thơ đem đến cho bản thân em thông điệp gì? Hãy trình bày trong khoảng 4 –5 dòng.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. C Lục bát
Câu 2. D Tác giả xưng “con”
Câu 3. C Áo nâu, màu đất đai, rách lành, sờn phai.
Câu 4. D So sánh, nhân hoá, hoán dụ, liệt kê, chêm xen
Câu 5. C Giọt mồ hôi mặn chát thấm trong sợi vải
Câu 6. A Ca ngợi đức hy sinh, lòng vị tha của người mẹ.
Câu 7. D Miêu tả tấm lòng người mẹ trẻ với con.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: một đời áo nâu ; trắc nghiệm một đời áo nâu ; một đời áo nâu đọc hiểu
Câu 8:
Nhận xét về hình ảnh “chiếc áo nâu” và “người mẹ”:
+ Hình ảnh “chiếc áo nâu” ẩn dụ cho nỗi vất vả, đức hi sinh của người mẹ quê dành cho con.
+ Hai hình ảnh thơ song song, xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ, lồng vào nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau làm nổi bật chủ đề bài thơ.
Câu 9:
Tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình là:
– Xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời lam lũ, vất vả của mẹ.
– Sự trân trọng, yêu thương và biết ơn những hi sinh lặng lẽ của mẹ dành cho con, gia đình…
Câu 10:
Thông điệp gửi gắm từ văn bản:
– Trấn quý tình mẫu tử, chia sẻ với mẹ những vất vả, khó khăn trong cuộc sống yêu thương và trân trọng khoảnh khắc khi còn bên mẹ.
– Cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng để trở thành niềm vui, hạnh phúc của mẹ.
---------------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Một đời áo nâu . Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.