logo

Đọc hiểu Lời nói dối nhân ái (2 đề)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Lời nói dối nhân ái: Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? Theo đoạn trích, thái độ của chiếc lá như thế nào trước lời nói của gió? Thông điệp có ý nghĩa mà anh/chị rút ra từ đoạn trích trên?

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Gió nói với chiếc lá úa:

"Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá,

Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này

Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa Thu tàn phai nhanh;

Đừng buồn cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp"

Lá biết gió nói dối nhưng lá vấn vui vẻ bay vèo theo gió.

"CHÀNG thấy NÀNG đẹp rồi chàng mới yêu

Anh thì ngược lại, anh yêu trước rồi sau đó mới biết rằng em đẹp"

Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chống làm ứng hồng đôi má cô vợ trẻ.

Cô gái nói với ông già:

"Bố đẹp lão quá! Hồi còn trai chắc bố có số đào hoa"

Ông già - héo queo như cây kiếng còi - uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân

Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.

Trang Thế Hy

Đọc hiểu Lời nói dối nhân ái

Đọc hiểu Lời nói dối nhân ái - Đề số 1

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Theo đoạn trích, thái độ của chiếc lá như thế nào trước lời nói của gió?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung các dòng thơ sau:

Cô gái nói với ông già:

"Bố đẹp lão quá! Hồi còn trai chắc bố có số đào hoa"

Ông già - héo queo như cây kiếng còi - uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân

Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa mà anh/chị rút ra từ đoạn trích trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2. Theo đoạn trích, chiếc lá có thái độ biết gió nói dối nhưng vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.

Câu 3. Cô gái nói với ông già:

"Bố đẹp lão quá! Hồi còn trai chắc bố có số đào hoa"

Ông già - héo queo như cây kiếng còi - uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân.

 - Theo em, đoạn thơ này ta thấy cô gái khen ông già đẹp lão vì hồi còn trai số đào hoa, nhưng thực chất đây là lời nói dối. Ông bố đã già yếu, héo queo như cây kiếng còi. Tuy đó là lời nói dối nhưng khi nghe được lời khen đó, ông bố vô cùng hạnh phúc và sung sướng, lời nói dối khó tin ấy khiến ông như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân.

Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa em rút ra từ đoạn trích trên: “Lời nói dối thiện chí, xuất phát từ lòng nhân ái mong muốn động viên đem đến những điều tốt đẹp cho người nghe”. Bởi “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, lời nói ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của người đối diện bởi vậy ta cần biết nên nói gì mà không nên nối gì tránh làm tổn thương người khác. Lời nói dối nhân ái đem lại niềm vui, sự động viên cần thiết chứ không phải lừa mị, nịnh bợ, nó nâng đỡ con người tiếp thêm sức sống cho mọi người.


Đọc hiểu Lời nói dối nhân ái - Đề số 2

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ trong văn bản trên?

Câu 2: Trong văn bản trên, những đối tượng nào đã nói dối? Mục đích của những lời nói dối đó là gì?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn bản?

Cô gái nói với ông già:

“Bố đẹp lão quá! Hồi còn trai chắc bố có số đào hoa”

Ông già - héo queo như cây kiểng còi - uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân

Câu 4: Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện qua câu thơ: 

Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

- Thể thơ: Tự do

Câu 2.

- Trong văn bản trên, những đối tượng đã nói dối là: Gió, anh chồng, cô gái.

- Mục đích của những lời nói dối đó là khiến cho người nghe cảm thấy vui vẻ, tích cực hơn trong cuộc sống.

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn bản là: So sánh:

+ Ông già héo queo như cây kiểng còi.

+ Nghe lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân.

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, làm cho câu thơ thêm sinh động, giàu sức biểu cảm. Nhờ hiện pháp so sánh mà người đọc hình dung được vẻ gầy gò, ốm yếu của ông bố. Lời nói dối của cô gái đã phần nào an ủi tâm hồn ông lão, khiến ông cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân.

Câu 4. Qua câu nói: “Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.” thể hiện thái đọ chua xót, đáng tiếc của tác giả vì những lời nói dối chúng ta nghe hằng ngày không phải lời nói dối nhân ái. Những lời nói dối đó mang mục đích không tốt đẹp như: lừa dối, lợi dụng, hãm hại người khác, lời nói dối mang tính chất vụ lợi cá nhân để đạt được những lợi ích riêng.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Lời nói dối nhân ái. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 05/05/2023 - Cập nhật : 29/06/2023