logo

Đọc hiểu Lời nói đầu - Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Lời nói đầu – Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Lời nói đầu – Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu

Đọc đoạn trích:

“Ai cũng là người tốt trong câu chuyện của chính mình và là kẻ phản diện trong câu chuyện của người khác”(1). Chúng ta cứ mãi mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn giữa vai trò “nạn nhân” và “thủ phạm”, giữa “tốt” và “xấu”, giữa “công lý” và “mù quáng”...(2). Bởi vì ta luôn bao dung với sai sót của bản thân, nhưng lại rất khắt khe với hành vi của người khác (3). Ta không nhận ra những thói quen xấu của chính mình, nhưng lại để bụng hành vi của những người xung quanh (4). Ta chẳng biết mình đã làm tổn thương người khác, nhưng lại nhớ mãi những nỗi buồn ai đó gây ra cho (5). Ta đề cao những người mình yêu quý và phủ nhận, hạ thấp những người mình ghét bỏ (6)…Có những khi thói quen xấu khiến chúng ta trở nên ích kỉ, độc đoán, vô tâm, đôi khi gây ra những lỗi lầm khiến bản thân hối tiếc (7).”

( Trích “Lời nói đầu” – Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu- Lê Bảo Ngọc, NXB Thế giới)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Cho biết nội dung của đoạn trích.

Câu 2: Em hiểu như thế nào về từ “để bụng” trong câu (4) của đoạn? 

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu (4),(5)?

Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với quan điểm của tác giả “Có những thói quen xấu khiến chúng ta trở nên ích kỉ, độc đoán, vô tâm, đôi khi gây ra những lỗi lầm khiến bản thân hối tiếc” không? Vì sao?

Đọc hiểu Lời nói đầu – Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Nội dung của đoạn trích là “ta luôn bao dung với sai sót của bản thân, nhưng lại rất khắt khe với hành vi của người khác. Ta không nhận ra những thói quen xấu của chính mình, nhưng lại để bụng hành vi của những người xung quanh”.

Câu 2: Từ “để bụng” chỉ một tính cách xấu, luôn ghi nhớ trong lòng những sai sót nhỏ của người khác.

Câu 3

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu (4),(5) là: phép đối.

- Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật nhằm đề cập đến một tính cách xấu của con người đó là luôn soi xét, để bụng những sai sót của người khác trong khi rất bao dung với những sai phạm mà bản thân gây ra.

Câu 4:

Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả “Có những thói quen xấu khiến chúng ta trở nên ích kỉ, độc đoán, vô tâm, đôi khi gây ra những lỗi lầm khiến bản thân hối tiếc” Bởi nếu bạn cứ bảo thủ, không chịu thừa nhận, không chịu thay đổi những thói quen xấu của bản thân thì sẽ bạn sẽ ngày càng trở nên lạnh lùng, vô cảm, đôi lúc còn khiến cho các mối quan hệ xung quanh trở nên gay gắt, nặng nề hơn là bạn sẽ mất đi những mối quan hệ thân thiết, mất đi những cơ hội, và những thói quen xấu đó nó sẽ cản con đường tới thành công của bạn.

------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Lời nói đầu – Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/01/2023 - Cập nhật : 28/08/2023