logo

Đọc hiểu Lá thư vui

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Lá thư vui: Trong đoạn văn có lời của những ai? Chỉ ra những dẫn chứng. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (7), (14). Những biểu hiện nào đã chứng minh cuộc đấu tranh tư tưởng của cô bé Thơm? Viết đoạn văn 5-7 câu trình bày cảm nhận của anh chị về nhân vật Thơm.

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

"(1) Thật là chậm trễ, nhưng bảy giờ mà gửi vẫn còn kịp, cô bé của chúng ta lại nghĩ, phải nhanh lên mới được. (2) Đây là một buổi tối cuối năm, trời tối mịt mùng nhưng chẳng có gì đáng sợ. (3) Cái Thơm tụt từ trên giường xuống, rón rén bước ra khỏi vườn trẻ. (4) Đất dưới chân lạnh buốt, lúc ấy nó mới nhớ vì vội quá, nó quên đi guốc. (5) Nhưng không hề gì? (6) Phải cố chịu lạnh như bố và các chú ngoài mặt trận. (7) Nhưng mà ngoài trời tối quá, trời khoác chiếc áo đen to quá (8) Lại còn gió. (9) Gió thôi u u bên tai. (10) Cô bé của chúng ta có tính sợ ma đấy! (11) Giữa bầu trời tối đen hiện ra một người đứng giơ thẳng hai cánh tay lên trời, cô bé nhắm nghiền mắt lại và phải cắn răng, lấy hết sức can đảm để khỏi kêu. (12) Nhưng có gì đâu? (13) Cái Thơm mở mắt và trông thấy cây đề thuộc đứng sừng sững trước mặt đang rì rào gọi nó lại. (14) Trời cũng vén tấm áo đen lên. (15) Cái Thơm đã trông thấy cái hộp gỗ dạng bị gió đánh lách cách. (16) Tay nó bỗng run run, nó lùa bàn tay vào trong lần áo bông và rút “tập thư" đã ghim cẩn thận bằng chiếc trâm cài tóc."

(Lá thư vui - Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. NXB Văn học, 2009)

Đọc hiểu Lá thư vui

Đọc hiểu Lá thư vui

Câu 1. Trong đoạn văn có lời của những ai? Chỉ ra những dẫn chứng.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (7), (14).

Câu 3. Những biểu hiện nào đã chứng minh cuộc đấu tranh tư tưởng của cô bé Thơm?

Câu 4. Viết đoạn văn 5-7 câu trình bày cảm nhận của anh chị về nhân vật Thơm.


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Trong đoạn văn trên có lời của người kể chuyện và bé Thơm. 

- Dẫn chứng: Người kể chuyện: "Cái Thơm tụt từ trên giường xuống, rón rén bước ra khỏi vườn trẻ".  Bé Thơm: "Nhưng mà ngoài trời tối quá, trời khoác chiếc áo đen to quá! Lại còn gió. Gió thôi u u bên tai."

Câu 2. 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (7), (14): 

- Câu (7) sử dụng biện pháp tu từ so sánh

→ Phép so sánh có tác dụng nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thời tiết lạnh giá và sự kiên cường của bé Thơm.

- Câu (14) sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Phép nhân hoá thể hiện ở chỗ bầu trời có hành động vén áo như con người. 

→ Phép nhân hoá có tác dụng: Làm cho hình ảnh thêm sinh động, có hồn như con người, giúp người đọc hình dung rõ hơn nội dung cần diễn tả.

Câu 3. 

Những biểu hiện chứng minh cuộc đấu tranh tư tưởng của cô bé Thơm:

- Trời tối mịt mùng nhưng chẳng có gì đáng sợ.

- Phải cố chịu lạnh như bố và các chú ngoài mặt trận.

- Nhưng mà ngoài trời tối quá, trời khoác chiếc áo đen to quá

- Lại còn gió

- Cô bé nhắm nghiền mắt lại và phải cắn răng, lấy hết sức can đảm để khỏi kêu.

Câu 4.

Nhân vật bé Thơm trong đoạn trích được miêu tả là một cô gái tuổi vẫn còn nhỏ, được giao nhiệm vụ đưa thư. Qua những chi tiết được miêu tả thì đây là một cô gái sống có trách nhiệm, dù rất sợ hãi nhưng cô luôn muốn hoàn thành mọi việc được giao nên đã đấu tranh tâm lí với chính mình và vượt qua nỗi sợ. Ngoài việc là người có trách nhiệm, chúng ta còn thấy được cô bé là người có nghị lực. Tinh thần nghị lực đó thể hiện ở chỗ khi phải vượt qua khó khăn về thời tiết khắc nghiệt và quan trọng hơn là vượt qua được nỗi sợ hãi trong chính bản thân. Cô bé Thơm tự dối lòng mình rằng không phải sợ hãi bất kì điều, tự dối lòng mình rằng mọi thứ quá đỗi bình thường, bản thân có thể vượt qua được tất cả. Và cô bé đã thật sự làm được, bé Thơm đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Đây cũng chính là một tấm gương sáng về sự dũng cảm, kiên cường và tinh thần sống có trách nhiệm. 

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Lá thư vui. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 26/04/2023 - Cập nhật : 29/06/2023