Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Bàn chân thầy giáo: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tội ác của giặc Mĩ? Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ sau: Năm nay thầy trở về/ Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa/ Nhưng một bàn chân không còn nữa.
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Sáng nào bom Mỹ dội
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa
Năm nay thầy trở về
Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Ôi bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình
...
(Trích: Bàn chân thầy giáo - Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tội ác của giặc Mĩ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ sau:
Năm nay thầy trở về
Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Trả lời
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên: Biểu cảm
Câu 2.
Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ nói lên tội ác của giặc Mĩ:
- Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
- Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
- Thầy cầm súng ra đi
Câu 3.
Năm nay thầy trở về
Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Những câu thơ trên nhấn mạnh sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, vì chiến tranh xảy ra nên thầy giáo phải tạm gác công việc và ra chiến trường chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Khi hòa bình lặp lại, thầy trở về, nụ cười vẫn thế nhưng bàn chân thầy đã mất đi một bên, đây chính là sự tàn phá của chiến tranh. Những câu thơ trên cũng nhấn mạnh chi tiết bàn chân đó của thầy đã in dấu những chiến tích, ghi nhớ những dấu ấn của thầy trong chiến tranh.
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Đôi bàn chân
Ôi bàn chân
In lên công trường những chiều giả buốt
In lên công trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Câu 3. Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Năm nay thầy trở về
Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Câu 4. Từ những tình cảm của tác giả dành cho thầy giáo được thể hiện trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra một bài học về lẽ sống cho bản thân.
Trả lời
Câu 1:
- Thể thơ tự do
Câu 2:
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp: "in lên công trường"
+ So sánh: "dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo"
- Tác dụng
+ Làm cho đoạn thơ, bài thơ thêm sinh động hấp dẫn. Tăng tính nhịp điệu và nhấn mạnh giá trị gợi hình gợi cảm.
+ Nhấn mạnh những dấu tích bom đạn, những chiến tích mà người thầy đã để lại. Đồng thời cho thấy những khó khăn, gian khổ, cảnh khắc nghiệt của thời tiết mà người thầy đã từng trải qua.
Câu 3:
- Những dòng thơ trên cho thấy sự hi sinh, những cống hiến vô cùng cao cả của người thầy. Người gác công danh, sự nghiệp, gác lại những hoài bão của bản thân để cống hiến cho Tổ quốc. Thầy càng toát lên vẻ oai nghiêm khi trở về với nụ cười nguyên vẹn dù cho bản thân đã mất mát một bộ phận trên cơ thể.
Câu 4:
- Bài học về lẽ sống cho bản thân
+ Sẵn sàng cống hiến, hi sinh vì lợi ích của Tổ quốc
+ Mạnh mẽ, kiên định, dũng cảm dám đương đầu với mọi khó khăn gian khổ
+ Dù cho ở bất cứ nơi đâu, thực trạng bản thân như thế nào vẫn một lòng chung thành với đất nước, Tổ quốc.
----------------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Bàn chân thầy giáo. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.