logo

Đọc hiểu Khói chiều (2 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Khói chiều hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: 

Khói chiều

Chiều chiều từ mái rạ vàng,

Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên.

Chăn trâu ngoài bãi, bé nhìn,

Biết là bếp lửa bà nhen chiều chiều.

Nghe thơm ngậy bát canh riêu,

Với nồi cơm ủ cạnh niêu tép đầy.

Khói ơi, vươn nhẹ lên mây,

Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà!

(Hoàng Tá)

Khói chiều

Đọc hiểu Khói chiều - Đề số 1

Câu 1. Bài thơ “Khói chiều” được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

C. Năm chữ

B. Tự do

D. Bốn chữ

Câu 2. Bài thơ trên viết theo phương thức biểu đạt nào?

B. Miêu tả

A. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Chỉ ra cặp gieo vần chân trong bốn câu thơ cuối?

A. Riêu - niêu

B. Mây - cay

C. Đầy - mây

D. Mây - bà

Câu 4. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai?

A. Người con

B. Người cháu

C. Người mẹ

D. Người bà

Câu 5. Dòng nào không thể hiện đúng cảm xúc được bộc lộ trong bài thơ?

A. Yêu thương

B. Thấu hiểu

C. Biết ơn

D. Đau buồn

Câu 6. Bài thơ trên có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên và bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương?

A. Diễn tả tâm trạng của người cháu

C. Viết về tình cảm gia đình.

B. Viết theo thể thơ lục bát

D. Thể hiện tình cảm sâu nặng.

Câu 7. Đối tượng trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Người cháu

B. Người bà

C. Người con

D. Tác giả (Hoàng Tá)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đáp án: A. Lục bát

Đặc điểm: dòng có sáu chữ (lục), dòng có tám chữ (bát)

Câu 2.

Đáp án: C. Biểu cảm

Câu 3.

Đáp án: C. Đầy - mây

Gieo vần lưng: riêu - niêu, mây - cay, đầy - mây

Câu 4. 

Đáp án: B. Người cháu

Câu 5. 

Đáp án: D. Đau buồn

Câu 6. 

Đáp án: A. Diễn tả tâm trạng của người cháu

Bài thơ "À ơi tay mẹ" và "Về thăm mẹ" đều thể hiện cảm xúc của người con đối với người mẹ

+ Bài thơ "À ơi tay mẹ" là thể hiện rằng người mẹ luôn cố gắng, hy sinh để cho con giấc ngủ ngon

+ "Về thăm mẹ" là bài thơ thể hiện người mẹ luôn vất vả, tần tảo để con khôn lớn, trưởng thành

Câu 7. 

Đáp án: B. Người bà


Đọc hiểu Khói chiều - Đề số 2

Câu 1. Buổi chiều, chăn trâu ngoài bãi, bạn nhỏ “nhìn thấy gì” qua ngọn khói?

A. Bạn biết bà đang đốt lá ngoài vườn.

B. Bạn biết bà đang nấu cơm chiều.

C. Bạn biết bà đang hun ổ chuột.

D. Bạn biết bà đang đốt rác

Câu 2. Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tình cảm thương mến của bạn nhỏ dành cho bà.

B. Tình cảm thương mến bà dành cho bạn nhỏ.

C. Cả hai ý A, B.

D. Tình cảm thương mến của bạn nhỏ dành cho mẹ

Câu 3. Sự vật nào trong bài thơ được nhân hoá?

A. Làn khói.

B. Bếp lửa.

C. Mây.

D. Không có sự vật nào 

Câu 4. Khói được nhân hoá bằng cách nào?

A. Tả bằng từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người.

B. Nói với khói như nói với người.

C. Cả hai cách trên.

D. Khói được nhân hóa bằng tên gọi người

Câu 5. Từ "chiều chiều" được lặp lại 2 lần trong bài thơ gọi lên cảm xúc gì?

A. Tình yêu quê hương tha thiết

B. Niềm vui khi được trở lại quê hương

C. Niềm tự hào về quê hương

D. Tình yêu, sự quan tâm dành cho bà

Câu 6. Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đáp án: B. Bạn biết bà đang nấu cơm chiều.

Câu 2. 

Đáp án: A. Tình cảm thương mến của bạn nhỏ dành cho bà.

Câu 3. 

Đáp án: A. Làn khói.

Câu 4. 

Đáp án: A. Tả bằng từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người.

Câu 5. 

Đáp án: D. Nỗi xúc động, nhớ bà, nhớ quê

Câu 6. 

Qua bài thơ tác giả muốn nhắn gửi đến chúng ta thông điệp: nhớ về quê hương nhớ về gia đình, mỗi người cần yêu thương và trân trọng bà của mình và hơn cả là gia đình, người thân. Chúng ta nên yêu thương, trân trọng, biết ơn bà của mình nhiều hơn, bà cũng giống như bố mẹ chúng ta, nhờ có bà mới có bố mẹ và mới có chúng ta. Bà có thể là người không nuôi chúng ta lớn khôn nhưng bà là người đã sinh ra bố mẹ chúng ta và bà cũng yêu thương chúng ta vô hạn giống như bố và mẹ chúng ta vậy. Vì thế mỗi người cháu cần có trách nhiệm yêu thương và trân trọng bà. 

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Khói chiều. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 02/01/2023 - Cập nhật : 30/06/2023