Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Hoàng tử bé Nhìn lại thế giới bằng trái tim tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hoàng tử bé – Nhìn lại thế giới bằng trái tim
“Hoàng tử bẻ” – tựa gốc "Le Petit Prince" – là một truyện ngắn của viên phi công có biệt danh thân mật trong phi hành đoàn là “thiểu tả Saint-Ex", cuốn sách ra mắt năm 1943, từ đó làm say mê hàng triệu độc giả trên toàn thế giới. Cho đến nay, tác phẩm đã được dịch sang 2,57 ngôn ngữ (theo Le Parisien) và đã bán được hơn 200 triệu bản, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.
Truyện kể về chàng phi công gặp nạn ở sa mạc Sahara vì động cơ máy bay bị hỏng, khi đối diện với khả năng sống sót rất thấp, anh gặp gỡ một người trẻ kì lạ với mái tóc vàng – không phải một người đàn ông trưởng thành cũng không phải một cậu bé. Chàng phi công gọi đó là hoàng tử bé.
Chuyện dần dần được hé lộ, hoàng tử bé đến từ tiểu hành tinh B612 xa xôi, nơi có hai núi lửa đang hoạt động và một núi lửa đã tắt, ở đấy cậu sống một mình cùng với một bông hồng đỏm dáng. Bông hồng mà cậu nâng niu chăm sóc cũng là nguyên nhân khiến cậu buồn khổ đến nỗi phải trốn chạy theo chuyến di trú của một đàn chim trời.
Cậu đi qua 6 tiểu hành tinh, và lần lượt gặp một ông vua không có thần dân, một ông hợm hĩnh thích được hoan hô, một ông nát rượu uống để quên đi nỗi xấu hổ vì uống, một ông nhà buôn mở tài khoản sở hữu các vì sao ở ngân hàng, một người thắp đèn rồi tắt đèn liên tục theo mệnh lệnh, một nhà địa lý không bao giờ bước chân ra ngoài để khám phá thế giới.
Hành tinh thứ 7 là Trái Đất, cậu rơi xuống một sa mạc ở châu Phi và chạm mặt ngay thiên thần độc ác của sự chết chóc – một con rắn – giống loài này có thể đưa một kẻ trở về với đất, nơi hắn được lấy ra. Cậu băng qua sa mạc, gặp một bông hoa ba cánh, tầm thường và lãng nhách. Cậu trèo lên một ngọn núi cao, phát hiện ra hành tinh này đã khô khốc lại còn vừa nhọn hoắt vừa sỗ sàng. Cậu băng qua cát, đá và tuyết, thấy một vườn đầy hoa hồng – cậu chạnh lòng bởi đóa hồng trên hành tinh B612 đã nói với cậu nó là bông hoa duy nhất của loài – cậu nằm phục xuống cỏ và khóc. Chính lúc đó cậu gặp bạn cáo của mình với những bài học khôn ngoan và ý nghĩa. Tiếp theo sau người bẻ ghi đang phân chia hành khách và người lái buôn chuyên bán những viên thuốc làm dịu cơn khát, người cậu gặp cuối cùng là chàng phi công nọ.
Chuyến du hành của hoàng tử bé được thuật lại bởi chàng phi công, đọng lại giọt nước mắt và cả những tiếng cười vui tươi của một trí tuệ hồn nhiên như nhất, trong lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới.
Trẻ em thích “Hoàng từ bé”, vì cuốn sách ngắn, câu chữ đơn giản, lại có nhiều hình vẽ minh họa đẹp mê. Người lớn thích “Hoàng tử bé”, vì cuốn sách khiến họ nhận ra nhiều bài học vốn đơn giản nhưng hay bị lãng quên.
[...] Quả là một cuốn sách diệu kỳ, bởi nó mang đến những kết luận khác nhau cho từng đối tượng khác nhau dưới những góc nhìn khác nhau, mà các đối tượng đó lại trải dài ở mọi lứa tuổi, trong suốt gần một thế kỷ qua.
Diệu kỳ là thế, nhưng tựu chung, vẫn sẽ có những bài học từ cuốn sách mà nhiều người đồng tình: Hãy nhìn lại thế giới bằng trái tim, hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc, hãy sống trách nhiệm với các mối quan hệ có trong cuộc đời, hãy tự trải nghiệm chứ đừng chờ được dạy. Dù bạn là ai, hãy đọc Hoàng tử bé của Saint Exupéry một lần trong đời, để tìm lại chính mình và đón nhận mọi vẻ đẹp của cuộc sống luôn ẩn giấu xung quanh!
(https://reviewsach.net/hoang-tu-be/by Duyên Bùi December 31, 2019)
Câu 1: Xác định và cho biết chức năng của một thành phần biệt lập có trong câu: “Truyện kể về chàng phi công gặp nạn ở sa mạc Sahara vì động cơ máy bay bị hỏng, khi đối diện với khả năng sống sót rất thấp, anh gặp gỡ một người trẻ kì lạ với mái tóc vàng không phải một người đàn ông trưởng thành cũng không phải một cậu bé.”
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn: “Hành tỉnh thứ 7 là Trái Đất... trong lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới”.
Câu 3: Xác định phương tiện phi ngôn ngữ có trong văn bản trên và cho biết tác dụng.
Câu 4: Em hãy cho biết mục đích viết của văn bản trên.
Câu 5: Tìm trong văn bản một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Hoàng tử bé.
Đáp án
Câu 1:
- Thành phần biệt lập: "khi đối diện với khả năng sống sót rất thấp"
- Chức năng: dùng để bộc lộ cảm xúc của nhân vật khi phải đối diện với cái chết cận kề, đồng thời bổ sung thông tin cho chàng phi công.
Câu 2:
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Tác dụng: thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người đọc hình dung về nhân vật rõ nét hơn, những sự kiện trong chuyện. Truyền tải thông điệp, cảm xúc của tác giả đến với độc giả tốt hơn.
Câu 3:
- Phương tiện phi ngôn ngữ: hình vẽ minh họa
- Tác dụng: giúp người đọc liên tưởng dễ dàng hơn về nhân vật chàng phi công và bối cảnh, sự kiện trong truyện. Tăng tính thẩm mĩ cho tác phẩm, đồng thời tạo sự logic cho văn bản. Gợi mở những cảm xúc, góp phần truyền tải thông điệp thu hút sự chú ý của người đọc.
Câu 4:
- Mục đích: giói thiệu tác phẩm Hoàng Tử Bé, giá trị nhân văn về tình người cao đẹp, tình bạn và lòng dũng cảm. Những khám phá đầy gợi mở của chàng phi công trẻ. Khẳng định, thế giới của trẻ con khác với thế giới của người lớn. Khi người lớn có quá nhiều thứ phải suy nghĩ, nhưng lại nhàm chán bởi các vấn đề họ quan tâm chỉ là tiền bạc, quyền lực, đôi khi không biết mình đang làm gì. Thì thế giới trẻ con đơn giản hơn nhiều, song cũng màu sắc hơn nhiều
Câu 5:
- Một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Hoàng tử bé: "diệu kỳ", "kết luận khác nhau", "bài học", "đáng đồng tình", "tìm lại chính mình", "đón nhận mọi vẻ đẹp",....
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
Câu 2: Văn bản trên được viết theo ngôi thứ mấy
Câu 3: Anh/ chị hiểu gì về câu sau: " Quả là một cuốn sách diệu kỳ, bởi nó mang đến những kết luận khác nhau cho từng đối tượng khác nhau dưới những góc nhìn khác nhau, mà các đối tượng đó lại trải dài ở mọi lứa tuổi, trong suốt gần một thế kỷ qua."
Câu 4: Trong những bài học của truyện Hoàng tử bé được nói đến, bài học nào em thấy hữu ích với bản thân. Vì sao?
Đáp án
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: tự sự
Câu 2:
- Văn bản trên được kể theo ngôi thứ ba
Câu 3:
- Câu sau: " Quả là một cuốn sách diệu kỳ, bởi nó mang đến những kết luận khác nhau cho từng đối tượng khác nhau dưới những góc nhìn khác nhau, mà các đối tượng đó lại trải dài ở mọi lứa tuổi, trong suốt gần một thế kỷ qua." có thể hiểu: một cuốn sách kì diệu là một tác phẩm đa nghĩa hiểu theo nhiều cách khác nhau, mỗi người đọc sẽ rút ra được những bài học riêng. Tác phẩm dành cho mọi lứa tuổi ai cũng có thể đọc. Trong thế giới trẻ em đó là những màu sắc, cuộc phiêu lưu kì thú. Nhưng đối với người lớn đó có cả những bài học nhân sinh về cuộc sống.
Câu 4:
- Trong những bài học của truyện Hoàng tử bé được nói đến, bài học nào em thấy hữu ích với bản thân là: bài học về trí tưởng tượng
- Vì: dạy chúng ta biết tưởng tượng. Một cậu bé nhìn thế giới bằng một cách khác biệt và khám phá ra nhiều điều lý thú và kỳ diệu mà người lớn không nhìn thấy, trí tưởng tượng rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ em. Điều đó giúp tư duy sáng tạo. Khám phá ra những điều mà thế giới người lớn không nhìn thấy thể hiện được giá trị nhân sinh, giá trị cuộc sống.