logo

Đọc hiểu Hoa dại núi Hoàng Liên (2 đề)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hoa dại núi Hoàng Liên: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Theo tác giả, hoa dại có điểm gì khác với hoa được ở cùng người? Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá được sử dụng trong những dòng thơ sau?

HOA DẠI NÚI HOÀNG LIÊN

Một ngày đường từ miền đất trung du

Tôi chỉ gặp bụi bay và nắng gắt

Sang thu rồi gió vẫn nồng da mặt

Tiếng ve nào còn sót trong lùm cây

Nghe chói lòng nỗi nhớ cuối tình yêu

Chợt thấy lạc giữa bốn bề vắng ngắt

Lên cao... lên cao nắng như dần nhạt

Bỗng vui mừng bắt gặp một nhành hoa

Khắp Hoàng Liên trên một ngàn thước núi

Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi

Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u

Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ

Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã

Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ

Mà thấy người cành lá khẽ lung lay...

Hoa mọc dưới chân người, hoa mọc đến chân mây

(Có nhiều thứ hoa còn chưa biết rõ...)

 

Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa

Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi!

Không phải hoa được ở cùng người

Được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ

Được khoe đến muôn màu sắc lạ

Và được đời chiêm ngưỡng mùi hương

Không phải hoa được cắm trên bàn

Trong ngày hội của những niềm vui mới

Những hoa này lại nở cho triền núi

Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung

Nên ít ai để ý sắc từng bông

Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ

Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ...

Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi

Nguồn: Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984


Đọc hiểu Hoa dại núi Hoàng Liên - Đề số 1

Đọc hiểu Hoa dại núi Hoàng Liên - Đề số 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, hoa dại có điểm gì khác với hoa được ở cùng người?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá được sử dụng trong những dòng thơ sau:

Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi

Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u

Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ

Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã

Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ

Mà thấy người cành lá khẽ lung lay…

Câu 4. Nhận xét của anh/chị về tình cảm của nhà thơ Xuân Quỳnh dành cho loài hoa dại qua những dòng thơ:

Những hoa này lại nở cho triền núi

Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung

Nên ít ai để ý sắc từng bông

Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ

Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ…

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm.

Câu 2. 

Theo tác giả, hoa dại khác với hoa được ở cùng người ở chỗ:

+ Những bông hoa dại không được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ, không được khoe trọn vẹn màu sắc hương thơm của mình, không phải hoa được cắm trên bàn thờ hay trong ngày hội như những bông hoa được ở cùng người.

+ Những bông hoa dại lại là thứ mang vẻ đẹp tượng trưng cho núi rừng tuy nhiên ít ai để ý sắc từng bông, đôi khi bị người giẫm lên mà chẳng nhớ.  

Câu 3. 

- Biện pháp nhân hoá được sử dụng trong những dòng thơ trên là: Hoa nếp mỏng manh, Hoa diếp vàng cô độc, hoa nghệ dại ngẩn ngơ, Hoa sim tím buồn, Hoa lay ơn còn nhớ, thấy người cành lá khẽ lung lay.

→ Tác dụng của biện pháp trên là: 

+ Làm cho câu văn thêm sinh động hơn, giàu tính biểu cảm hơn.

+ Thể hiện rõ nét vẻ đẹp riêng của từng loài hoa dại, từ đó muốn con người nên biết yêu thương và trân trọng chúng hơn.

Câu 4. Nhận xét của anh/chị về của :

Qua những dòng thơ trên, có thể thấy nhà thơ Xuân Quỳnh đã dành tình cảm sâu sắc của mình cho loài hoa dại. Rằng mỗi loài hoa đều có những nét đẹp riêng, có thể không nổi trội như những hoa được người chăm sóc những chúng cũng rất tỏa sáng nơi núi rừng. Đồng thời qua đó, tác giả còn muốn thể hiện sự tiếc thương và đồng cảm sâu sắc đến những bông hoa dại khi thấy chúng bị lãng quên và phớt lờ. 


Đọc hiểu Hoa dại núi Hoàng Liên - Đề số 2

Đọc hiểu Hoa dại núi Hoàng Liên - Đề số 2

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những điểm nào thuộc về hoa được ở cùng người?

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép liệt kê trong sáu dòng thơ đầu của đoạn trích?

Câu 4. Nội dung những dòng thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Nên ít ai để ý sắc từng bông

Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ

Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ…

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2. 

Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những điểm thuộc về hoa được ở cùng người là: Được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ, được khoe trọn vẹn màu sắc hương thơm của mình, được cắm trên bàn thờ hay trong ngày hội.

Câu 3. 

Phép liệt kê trong sáu dòng thơ đầu của đoạn trích là liệt kê các loại hoa dại: Hoa nếp, hoa diếp vàng, hoa nghệ dại, hoa sim tím, hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ.

→ Tác dụng:

+ Làm cho bài thơ thêm sinh động và giàu sức biểu cảm hơn. 

+ Nêu lên vẻ đẹp đặc trưng của các loại hoa dại mọc ở miền núi.

Câu 4. 

Nội dung những dòng thơ trên đã gợi cho em suy nghĩ về cách con người đối xử với những gì có tự nhiên mà không phải do họ chăm sóc. Con người không chỉ không để ý đến hương sắc của những bông hoa dại mà còn đôi khi không để ý giẫm đạp lên nó.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Hoa dại núi Hoàng Liên. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 10/05/2023 - Cập nhật : 29/06/2023