logo

Đọc hiểu Hạt gạo làng ta

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Hạt gạo làng ta hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Hạt gạo làng ta đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Hạt gạo làng ta - Đề số 1

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

( Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Bộ đề Đọc hiểu Hạt gạo làng ta hay nhất

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ, tình cảm gì đối với những người làm ra hạt gạo?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh, phóng đại. Có tác dụng có tác dụng gợi hình cho bài thơ, diễn tả sự khó khăn và vất vả để tạo ra được hạt gạo.

Câu 4. 

Để làm ra được hạt gạo quả thực rất vất vả và khó khăn. Để tạo ra được hạt gạo thì người nông dân phải đánh đổi bao mồ hôi công sức cho cây lúa để rồi mới được thu thành quả. Trước hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên thì họ vẫn phải lam lũ, cố gắng chăm cho cây lúa tốt nhất. Đến những con cua, cá dường như muốn ngoi lên khỏi mặt nước nhưng người nông dân vẫn không quản ngại để tiếp tục canh tác. Qua bài thơ cho thấy sự cực nhọc của người nông dân để tạo ra những hạt gạo quý giá. Vì vậy chúng ta phải biết trân trọng từng hạt gạo, không sử dụng bữa bãi, biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của những người nông dân.


Đọc hiểu Hạt gạo làng ta - Đề số 2

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

”(Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ”.

Câu 4. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”?

Câu 5. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Hình ảnh Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy: mang tính chất đối lập, thể hiện sự lam lũ, vất vả của người nông dân.

Câu 3: 

Hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ” sử dụng biện pháp so sánh “như”. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự vất vả của người dân dưới thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn lam lũ thực hiện công việc của mình.

Bộ đề Đọc hiểu Hạt gạo làng ta hay nhất (ảnh 2)

Câu 4:

Qua đoạn thơ trên tác giả muốn nhấn mạnh giá trị to lớn của từng hạt gạo, người nông dân đánh đổi bao công sức, mồ hôi mới có được.

Câu 5:

Để cho ra được những sản phẩm nông nghiệp thì người nông dân đã rất vất vả. Họ đánh đổi rất nhiều thời gian, mồ hôi, công sức mới có được. Chính vì vậy chúng ta cần có thái độ biết ơn mà nhờ họ mà chúng ta mới được hưởng thành quả. Cần nâng niu những hạt gạo, sử dụng chúng hợp lý, tránh lãng phí. Biết trân quý thành quả lao động của người khác cho thấy sự thấu hiểu, sẻ chia. Nếu không biết trân trọng thành quả lao động của người khác sẽ khiến cho con người trở nên bạc bẽo, vô trách nhiệm.


Đọc hiểu Hạt gạo làng ta - Đề số 3

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

”(Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật được dùng để viết đoạn thơ ?

Câu 2: Xác định hình ảnh tương phản được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Đoạn thơ khẳng định những giá trị gì của "hạt gạo làng ta"?

Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu trình bày cảm nhận của em về "hạt gạo làng ta" trong đoạn thơ trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: 

Hai phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2:

 Hình ảnh tương phản trong đoạn thơ trên là: Cua ngoi lên bờ > < Mẹ em xuống cấy: cho thấy sự cơ cực, vất vả của người nông dân.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là so sánh: “như”. Lột cả thời tiết khắc nghiệt nhưng người nông dân vẫn phải lao động để tạo ra được thành quả.

Câu 4:

Hạt gạo là thành quả của sự lao động vất vả của người nông dân Việt Nam. Hạt gạo vừa mang ý nghĩa về vật chất và cả tinh thần.

Câu 5:

Sự sâu lắng của bài thơ “hạt gạo làng ta” còn đọng lại trong tim mỗi người dân Việt Nam. Chúng ta cần biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người nông dân. Họ đánh đổi nhiều mồ hôi và công sức mới có được thành quả. Vì vậy chúng ta phải biết ơn những người tạo ra thành quả đó.

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Hạt gạo làng ta. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Chúc các bạn học tập tốt!

icon-date
Xuất bản : 06/06/2021 - Cập nhật : 18/11/2022