logo

Đọc hiểu Giấc khuya của Nguyễn Lãm Thắng

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Giấc khuya của Nguyễn Lãm Thắng chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi

Chị gió trở mình xào xạc
Trên cành me trước hiên nhà
Những chiếc lá vàng mớ ngủ
Nhẹ chân nhảy xuống chậu hoa

Mẹ con thím gà mái Đốm
Cũng đang thin thít giấc nồng
Ngoài trời se se ngọn gió
Mẹ con thím có lạnh không?

Dòng sông thở đều tiếng sóng
Đắp lên tầm chân trăng vàng
Con thuyền cũng vào giấc mộng
Trong chiếc màn sương mơ màng

Chỉ có bà trăng là thức
Canh cho giấc ngủ êm đềm
Ông mặt trời hay ngủ trước
Để mai đành thức mọi người.

(Giấc khuya - Nguyễn Lâm Thắng)


Đọc hiểu Giấc khuya của Nguyễn Lãm Thắng

Câu 1. Đối tượng được nhắc đến trong bài thơ là gì?

A. Con người

B. Cuộc sống

C. Thiên nhiên, sự vật

D. Làng bản

Câu 2. Thiên nhiên, sự vật trong bài thơ được miêu tả trong thời điểm nào?

A. Mùa xuân

B. Mùa thu

C. Mùa đông

D. Mùa hạ

Câu 3. Cách ngắt nhịp của bài thơ trên là:

A. Bài thơ có cách ngắt nhịp đều 3/3.

B. Bài thơ có cách ngắt nhịp rất linh hoạt.

C. Bài thơ có cách ngắt nhịp đều 2/2/2.

D. Bài thơ có cách ngắt nhịp đều 2/2/2 và 3/3.

Câu 4: Từ xào xạc trong câu thơ: Chị gió trở mình xào xạc mô phỏng điều gì

A. Âm Thanh của tiếng gió như tiếng lá cây lay động va chạm vào nhau.

B. Âm thanh của gió khi thổi mạnh làm lay động cây cối.

C. Âm thanh của hàng me trước hiên nhà

D. Âm thanh của những chiếc lá vàng rơi.

Câu 5: Dòng thơ Ngoài trời se se ngọn gió sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Đảo ngữ

D. Ẩn dụ

Câu 6: Qua bài thơ ta thấy được tình cảm nào của tác giả?

A. Tình yêu với thiên nhiên, sự vật xung quanh.

B. Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước qua những hình ảnh quen thuộc.

C. Nỗi nhớ quê hương tha thiết

D. Tình yêu sự gắn bỏ trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước

Đọc hiểu Giấc khuya của Nguyễn Lãm Thắng

Trả lời câu hỏi

Câu 1: C. Thiên nhiên, sự vật => Không có sự xuất hiện của con người

Câu 2: B. Mùa thu => Ngoài trời se se ngọn gió

Câu 3: B. Bài thơ có cách ngắt nhịp rất linh hoạt.

Câu 4: A. Âm Thanh của tiếng gió như tiếng lá cây lay động va chạm vào nhau.

Câu 5: C. Đảo ngữ => "se se ngọn gió"

Câu 6: A. Tình yêu với thiên nhiên, sự vật xung quanh. => Thể hiện qua sự quan sát, cảm nhận của tác giả đối với mỗi sự vật

icon-date
Xuất bản : 15/05/2024 - Cập nhật : 15/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads