logo

Đọc hiểu Quê hương của Trúc Quỳnh (2 mẫu)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Quê hương chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

QUÊ HƯƠNG

Quê hương giản dị chẳng đâu xa
Bãi mía vườn rau với ruộng cà
Khóm trúc bờ đê chiều nhạt nắng
Dập dờn sóng lúa chạy la đà


Quê hương mộc mạc chẳng kiêu sa
Mái lá đơn sơ dưới nắng tà
Khói toả lam chiều thơm gạo mới
Du dương tiếng gió hát ngân nga


Quê hương  sách sử đã in ra
Một dải cong cong khảm ngọc ngà
Núi đá chênh vênh bên biển lớn
Rừng xanh suối mát trải muôn hoa …


Quê hương mãi mãi ở trong ta
Dẫu có tha phương biệt mái nhà
Đất Tổ là gì ai cũng hiểu …
Như là… chỉ một Mẹ và Cha!

(Trúc Quỳnh)


Đọc hiểu Quê hương - Đề số 1

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ thứ nhất. Ghi rõ vần được gieo.

Câu 3. Tìm một từ tượng hình có trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ và cho biết tác dụng của nó.

Câu 4. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 6. Bài thơ đã để lại trong em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

Thể thơ bảy chữ.

Câu 2. 

Gieo vần cách: xa-đà; cà-đà
Gieo vần liền: xa-cà 

Câu 3. 

- Từ tượng hình “dập dờn”
- Tác dụng:  Gợi hình ảnh cánh đồng lúa chuyển động lên xuống đều đặn và nhịp nhàng theo từng cơn gió, tạo cảm giác sống động như một tấm thảm đang nhấp nhô trên cánh đồng.
- Từ tượng hình “la đà”
- Tác dụng :  Gợi hình ảnh những bông lúa trĩu nặng, sà xuống thấp, nghiêng ngả qua lại một cách nhẹ nhàng theo chiều gió, mang đến vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển như lúa đang cúi mình chào đất trời.

Câu 4. 

Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm tới các độc giả thông điệp : Quê hương là những điều bình dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng. Dù đi đâu, ta vẫn luôn khắc ghi và nhớ về quê hương của mình.

Câu 5.

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng điệp ngữ "Quê hương" ở đầu của mỗi khổ thơ, nhằm nhấn mạnh đối tượng chính mà tác giả muốn khắc họa. Biện pháp này không chỉ làm bài thơ trở nên nhịp nhàng, liền mạch mà còn tạo ra sự thống nhất trong cảm xúc, thể hiện tình yêu, niềm tự hào và sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương.

Câu 6.

Bài thơ "Quê hương" đã mang lại cho em những cảm xúc sâu lắng và niềm tự hào về đất nước. Qua những hình ảnh quen thuộc như bãi mía, vườn rau, núi đá, suối mát, bài thơ gợi nhắc về một miền ký ức đẹp đẽ, giản dị và bình yên. Tình yêu quê hương không chỉ là tình cảm cá nhân mà còn là lòng biết ơn đối với mảnh đất nơi ta sinh ra và nuôi dưỡng ta, nơi bảo tồn những giá trị truyền thống quý báu.


Đọc hiểu Quê hương - Đề số 2

Câu 1. Bài  thơ được viết theo thể thơ nào? 
A. Thể thơ sáu chữ .                                          
B. Thể thơ tám chữ . 
C. Thể thơ bảy chữ .                                
D. Thể thơ tự do.

Câu 2. Dòng nào nhận định đúng nhất về cách gieo vần trong khổ 4?
A. Vần chân- vần cách.                                 
B. Vần chân- vần liền 
C. Vần chân- vần trắc-  vần cách.                 
D. Vần chân- vần liền- vần cách 

Câu 3. Trong khổ 6, tác giả sử dụng mấy trợ từ ? 
A. 1                        
B. 2                                     
C. 3                                         
D. 4

Câu 4. Quê hương ở khổ 1 hiện lên qua những hình ảnh nào?
A. Bãi mía, vườn rau, ruộng cà, ruộng lúa, sóng
B. Khóm trúc, bờ đê, ruộng lúa, bãi ngô, nắng 
C. Bãi mía, vườn rau, ruộng cà, khóm trúc, bờ đê, ruộng lúa
D. Bãi mía, vườn rau, ruộng cà, khóm trúc, bờ đê, ruộng lúa, sóng

Câu 5. Dòng nào nêu nhận định đúng nhất về nội dung của bài thơ
A. Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, xứ sở
B. Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương và con người
C. Tình yêu, niềm tự hào của tác giả về quê hương, xứ sở 
D. Tình yêu của tác giả dành cho xứ Uế

Câu 6. Hãy ghi lại những cảm nhận của em về khổ thơ em thích nhất bằng 5- 7 câu văn.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

C. Thể thơ bảy chữ

Câu 2. 

A. Vần chân- vần cách

Câu 3. 

B. 2

Câu 4. 

C. Bãi mía, vườn rau, ruộng cà, khóm trúc, bờ đê, ruộng lúa

Câu 5.

C. Tình yêu, niềm tự hào của tác giả về quê hương, xứ sở

Câu 6.

Khổ thơ thứ hai là khổ em yêu thích nhất trong bài thơ Quê hương của tác giả Trúc Quỳnh. Tác giả đã khắc họa quê hương qua những cảnh vật giản dị và mộc mạc như "mái lá đơn sơ", "khói tỏa lam chiều" và "tiếng gió hát ngân nga". Khung cảnh này tuy đơn sơ nhưng đầy chất thơ, mang đến cảm giác ấm áp và bình yên. Đó là vẻ đẹp của một làng quê mộc mạc, khiến người đọc nhớ đến mái nhà, mùi hương gạo mới và tiếng gió đồng quê. Khổ thơ giúp ta thêm yêu mến và trân trọng vẻ đẹp mộc mạc, sâu sắc của quê hương.

icon-date
Xuất bản : 07/12/2024 - Cập nhật : 07/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads