Đời thừa là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Hãy cùng Toploigiai trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Đời thừa của Nam Cao nhé!
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đề tài: trí thức tiểu tư sản.
Ngôi kể :ngôi thứ 3
Điểm nhìn nhân vật :nhân vật Hộ và tác giả
Ý nghĩa:
Đời thừa thể hiện tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản, nguyên nhân của tấn bi kịch ấy là gánh nặng cơm áo. Hộ đồng thời rơi vào hai tấn bi kịch: bi kịch của người nghệ sĩ phải đang tâm chà đạp lên nguyên tắc sáng tạo của nghệ thuật chân chính, bi kịch của người cha người chồng phải chà đạp lên nguyên tắc tình thương do chính mình đề ra.
Giá trị tư tưởng:
Nhân đạo mới mẻ của Nam Cao thể hiện ở việc nhà văn biết đề cao những khát vọng đẹp của người trí thức, đã biết thông cảm với những nổi khổ của họ. Những “tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo” ấy đã là đáng quý, đáng trân trọng biết bao ! Độc đáo, mới mẻ chính là ở lòng thương người – tình người nồng đượm bao la đằng sau lối viết văn tưởng như dửng dưng lãnh đạm. Dường như những day dứt trong cuộc đời ông – cuộc đời văn sĩ khổ ải – đã nhập vào những suy tư của Hộ, đã nhập vào tấn bi kịch tinh thần của Hộ. Có người nói, Hộ chính là hình ảnh của nhà văn Nam Cao thời kì trước Cách mạng.
Tóm tắt tác phẩm:
Hộ là một văn sĩ nghèo mang trong mình nhiều hoài bão ước mơ. Anh là người có lí tưởng sống rất cao đẹp. Là một nhà văn, anh đã từng ước mơ có những tác phẩm lớn, có giá trị vượt thời gian. Nhưng từ khi cứu vớt cuộc đời Từ, cưới Từ về làm vợ, anh phải lo cho cuộc sống của cả gia đình chỉ với những đồng tiền ít ỏi của nghề viết văn. Hộ đã rơi vào tình trạng khốn khổ. Tạm gác ước mơ hoài bão để nuôi gia đình, nhưng rồi nỗi lo cơm áo và những dằn vặt lương tâm của một nhà văn đã biến anh thành một người đàn ông vũ phu. Anh uống say rồi hành hạ, đánh đập vợ con, rồi lại ân hận. Hộ rơi vào cái vòng luẩn quẩn, không lối thoát.
Câu 1. Chỉ ra ngữ cảnh của đoạn trích?
Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể loại gì?
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 4. Nêu biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó trong câu: Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh vực... Một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi...
Câu 5. Bài hát của Từ hát ở cuối đoạn trích được sáng tác theo thể loại nào?
Trả lời đọc hiểu
Câu 1.
- Đoạn trích trên được lấy bối cảnh sáng hôm sau khi anh tỉnh dậy khỏi cơn say
Câu 2.
- Văn bản trên được viết theo thể loại: Truyện ngắn
Câu 3.
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự
Câu 4.
- Biện pháp tu từ: Điệp từ
- Tác dụng:
+ Gợi hình, gợi cảm cho câu văn
+ Khiến cho câu văn trở nên vần điệu hơn
+ Giúp cho độc giả hiểu được những suy nghĩ nội tâm của nhân vật
Câu 5.
- Bài hát của Từ hát ở cuối đoạn trích được sáng tác theo thể loại: Ca dao
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có. Hắn nghĩ thế và buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hy sinh như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: "Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ". Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương, có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Và lại hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ con thì còn mong làm nên trò gì nữa?...
Câu 1. Văn bản trên thuộc mảng đề tài nào trong sáng tác của Nam Cao?
Câu 2. Xác định ngôi kể của văn bản.
Câu 3. Văn bản trên được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ai?
Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “Kẻ mạnh" trong câu “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình".
Câu 5. Cho biết thái độ, tình cảm của người kể chuyện đối với nhân vật "hắn" trong văn bản.
Câu 6. Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị? (Trình bày từ 3 - 5 câu)
Trả lời đọc hiểu
Câu 1:
- Con người và tri thức nghèo trước cách mạng.
Câu 2:
- Ngôi kể thứ ba
Câu 3:
- Văn bản trên được trần thuật theo điểm nhìn của tác giả
Câu 4:
- "Kẻ mạnh" trong câu được hiểu là: có bản lĩnh về tinh thần, về khả năng tự lực của bản thân. Dùng sức mạnh của bản thân để hỗ trợ, giúp đỡ cho những kẻ yếu thế trong cuộc sống.
Câu 5:
- Thái độ: Khinh thường, chê bai, trách móc với nhân vật hắn.
- Tình cảm: Đáng thương, đồng cảm về suy nghĩ của nhân vật hắn.
Câu 6:
Dù bạn là ai, bạn như thế nào, hiện tại và tương lai của bạn có ra sao đi chăng nữa, bạn hãy là bạn là một con người nhân nghĩa biết chia sẻ, giúp đỡ, sở hữu tình yêu thương trong cuộc sống. Bởi cho đi là nhận lại, một lần trao đi là nhiều lần hạnh phúc, thế nên mỗi chúng ta hãy sống vì hiện tại, hãy sẵn sàng sẻ chia yêu thương, giúp đỡ nhân loại để từ đó mỗi ngày trong cuộc sống đều là một ngày trân quý và hạnh phúc.
Câu 1:Câu văn: Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn đã khắc họa đặc điểm nào của nhân vật Hộ?
A. Nghiêm khắc, khó tính.
B. Say mê văn chương.
C. Lạnh lùng, tàn nhẫn
D. U buồn, cô độc.
Câu 2: Vì sao Hộ lại quyết định cứu vớt Từ?
A. Vì Hộ yêu thương Từ và các con một cách chân thành.
B. Vì Hộ muốn thể hiện bản lĩnh của một kẻ khổng lồ
C. Vì Hộ thương hại một người phụ nữ bất hạnh như Từ
D. Vì Hộ bất đắc dĩ phải chịu trách nhiệm với Từ.
Câu 3: Câu nói "Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi" thể hiện đặc điểm nào của nhân vật Hộ?
A. Hộ tuyệt vọng tự ý thức được sự tha hóa của tư cách tri thức ở mình
B. Hộ đau đớn trước tình cảnh nghèo khổ, cùng quẫn của gia đình.
C. Hộ ăn năn vì những hành động tàn nhẫn đối với mẹ con Từ.
D. Hộ phẫn nộ khi mẹ con Từ đã khiến cuộc đời hắn trở nên thảm hại.
Câu 4: Thông qua nhân vật Hộ, Nam Cao muốn phản ánh bi kịch nào của người trí thức đương thời?
A. Bi kịch nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất.
B. Bi kịch tha hóa về nhân cách.
C. Bi kịch thiếu thốn tình yêu thương.
D. Bi kịch cô đơn, lạc lõng của kẻ thất thế.
Câu 5: Đặt tên tác phẩm của mình là “Đời thừa”, Nam Cao muốn nói lên điều gì?
A. Hộ là một cuộc đời cặn bã của xã hội, đáng bỏ đi.
B. Hộ là một người chồng, người cha vô tích sự, là một đời thừa.
C. Xã hội đã đẩy Hộ là một trí thức nghèo khao khát sống cống hiến để có ích cho xã hội, nhưng “hoài bão lớn” và những sụp đố trong đời sông tình thương nên phải sống một cuộc đời vô nghĩa, vô ích, một “đời thừa”.
Câu 6: Cho các câu văn sau:
- "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru [...]", "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung [...]. (Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
- "Và hắn khóc...Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc". (Đời thừa, Nam Cao)
Thủ pháp trùng điệp, luyến láy trong các câu văn trên tạo nên hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Lời nhận xét, so sánh nào sau đây chưa đúng về sự khác biệt ấy?
A. Một bên có giọng ngọt ngào, êm ái; một bên có giọng điệu dằn vặt, chua xót.
B. Một bên diễn tả niềm nao nức trong lòng; một bên diễn tả nỗi tức tưởi trong tim.
C. Một bên tạo cho câu văn độ êm ả, mượt mà; một bên tạo cho câu văn độ thô nhám, gồ ghề, gai góc.
D. Một bên là niềm xao xuyến trước bước đi của thời gian; một bên là nỗi xúc động thổn thức trào dâng trong lòng trước một cảnh ngộ bi thương.
Câu 7:Cụm từ nào thâu tóm đúng nhất thần thái gương mặt của Hộ, khi anh đang chăm chú đọc văn (trong mấy dòng mở đầu tác phẩm Đời thừa của Nam Cao)?
A. "Một gương mặt bí ẩn".
B. "Một gương mặt khắc khổ".
C. "Một gương mặt nghiêm nghị".
D. "Một gương mặt thô tháp".