logo

Đọc hiểu Đem mọi người đến gần nhau hơn (3 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Đem mọi người đến gần nhau hơn hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Đem mọi người đến gần nhau hơn - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

"Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới:" Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua ". Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện:" Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!..

Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ quần áo nhem nhuốc, chân tay run lên vì cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được bố thí vài ngàn bạc lẻ để mua một chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, lại chìa chiếc nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào cái nón của ông lão. Ông già cảm động run run, ông không nói lời cảm ơn mà cúi đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông ấy bị câm.

Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hóa, "cảm ơn" là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ một cách giản đơn rằng nói lời cảm ơn hay làm các cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là "vô duyên", chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.

Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời "làm ơn" và sau đó là "cảm ơn". Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: "Cảm ơn!"

(Theo Đem mọi người đến gần nhau hơn, Thanhnienonline ngày 11-11-2016)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? 

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 3: Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm của các bạn trẻ ấy không? Vì sao? 

Câu 4: Nếu được phát biểu trên diễn đàn này, anh (chị) sẽ gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến ai? Vì sao? (Học sinh viết ngắn gọn trong khoảng 3 – 5 dòng).

Câu 5: Theo tác giả, vì sao trong cuộc sống luôn cần nói lời “làm ơn và “cảm ơn”.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2: 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận.

Câu 3: 

Em không đồng tình với quan niệm của các bạn trẻ ấy vì lời cảm ơn là một lời nói rất chân thành và mang lại ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Khi mình nói lời cảm ơn, không chỉ người được cảm ơn thấy hạnh phúc mà chính bản thân mình cũng thấy hạnh phúc. Từ đó, quan hệ của hai người sẽ gắn kết hơn chứ không phải là “vẽ chuyện”.

Câu 4: 

Nếu được phát biểu trên diễn đàn này, em sẽ gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến mẹ vì mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng em nên người. Mẹ luôn chăm sóc em từng li từng tí một, mẹ luôn giành cho em nhiều tình yêu thương và cho em tất cả mọi thứ.

Câu 5: 

Theo tác giả, trong cuộc sống luôn cần nói lời “làm ơn và “cảm ơn” là vì nó sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác và kéo mọi người lại gần nhau hơn.


Đọc hiểu Đem mọi người đến gần nhau hơn - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử sụng ở đoạn trích trên.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3. Hãy đặt một tiêu đề cho đoạn trích

Câu 4. Theo em việc đưa hai dẫn chứng trước ý kiến bàn luận có hiệu quả gì đối với vấn đề bàn luận?

Câu 5. Nhận xét về hành vi của em học sinh đưa bà cụ qua đường?

Câu 6. Theo tác giả đoạn trích, vì sao trong cuộc sống cần luôn biết nói "làm ơn''," cảm ơn"? Những lời nói đấy cần phải xuất phát từ đâu?

Câu 7. Xét về mục đích nói, những câu sau thuộc kiểu câu gì?" Một em học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: "Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua". Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: "Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!"

Câu 8. Hành động vuốt phẳng mấy tờ bạc trước khi bỏ vào nón của người ăn xin thể hiện thái độ gì của người bán vé số?

Câu 9. Theo tác giả vì sao lời cảm ơn mang lại hạnh phúc cho con người? Thái độ của tác giả trong đoạn trích trên như thế nào?

Câu 10. Những bài học mà em rút ra sau khi đọc văn bản là gì?

Câu 11. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn trong cuộc sống hiện nay.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên là: Nghị luận.

Câu 2. 

Nội dung chính của đoạn trích trên là: ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống.

Câu 3. 

Một tiêu đề cho đoạn trích: Ý nghĩa của lời cảm ơn hay Lời cảm ơn với cuộc sống.

Câu 4. 

Theo em việc đưa hai dẫn chứng trước ý kiến bàn luận rất có hiệu quả đối với vấn đề bàn luận:

+ Nó sẽ làm vấn đề cần bàn luận thêm minh chứng rõ ràng và chặt chẽ hơn.

+ Dẫn chứng cũng sẽ làm tăng tính thuyết phục hơn cho luận điểm.

Câu 5. 

Hành vi của em học sinh đưa bà cụ qua đường là một hành vi đẹp và rất đáng để học tập.

Câu 6. 

Theo tác giả đoạn trích, trong cuộc sống cần luôn biết nói "làm ơn''," cảm ơn" là vì đó là những quy tắc cơ bản trong ứng xử giữa người với người.

Những lời nói đấy cần phải xuất phát từ thái độ lịch sử, tình cảm chân thành.

Câu 7. " Một em học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: "Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua". Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: "Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!"

Xét về mục đích nói, những câu sau thuộc kiểu câu cảm thán: "Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!".

Câu 8. 

Hành động vuốt phẳng mấy tờ bạc trước khi bỏ vào nón của người ăn xin thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu và quý trọng đồng tiền của người bán vé số.

Câu 9. 

Theo tác giả, lời cảm ơn mang lại hạnh phúc cho con người là vì nó sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

Câu 10. 

Bài học mà em rút ra sau khi đọc văn bản là lời cảm ơn có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống. Nếu nó xuất phát từ chân thành và tấm lòng thì sẽ đem lại hạnh phúc và cho mọi người gần nhau hơn.

Câu 11. 

      Lời nói luôn là miễn phí. Vậy tại sao chúng ta lại không lựa lời mà nói và trao đi những lời nói tốt đẹp nhất như lời chào, lời an ủi hay lời cảm ơn. Lời cảm ơn là lời nói được trao đi khi chúng ta nhận lại được những điều tốt đẹp từ người khác. Khi nói lời cảm ơn, không chỉ người được nhận mà người trao đi cũng thấy hạnh phúc. Từ lời cảm ơn, mối quan hệ giữa mọi người sẽ gắn kết hơn, từ đó, xã hội sẽ ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. Lời cảm ơn không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà nó còn được thể hiện bằng hành động. Một cái ôm, một cái bắt tay, một quà tặng…cũng là cách để mà chúng ta cảm ơn nhau. Tuy nhiên, ngày nay, có rất nhiều người coi lời cảm ơn là lời khách sáo và tăng khoảng cách giữa hai người. Đó là những quan niệm rất sai lầm và chính từ đó, mối quan hệ với mọi người sẽ dần xấu đi. Vì lời nói là miễn phí nên mọi người đừng tiết kiệm mà hãy luôn nói những lời cảm ơn khi cần. Tuy nhiên, lời nói đó phải xuất phát từ sự chân thành và tận đáy lòng chứ đừng là những lười nói nịnh bợ, giả tạo.


Đọc hiểu Đem mọi người đến gần nhau hơn - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nhận xét về hành vi của bà lão và ông già ăn xin khi được giúp đỡ (nhắc nhở trong đoạn trích)

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Với những người có văn hóa, “cám ơn” là lời được sử dụng hằng ngày.

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn……………chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách. Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Nghị luận.

Câu 2: 

Hành vi của bà lão và ông già ăn xin khi được giúp đỡ đều là những hành động đẹp và có ý nghĩa.

Câu 3: 

Ý kiến trên là một ý kiến hay và em hoàn toàn đồng ý. Lời nói không mất tiền mua và lời cảm ơn lại là một lời nói rất đẹp. Lời nói đó sẽ thể hiện mình là con người có văn minh và văn hóa. Do đó, với những người có văn hóa, “cám ơn” là lời được sử dụng hằng ngày.

Câu 4: 

Em không đồng tình với quan niệm: nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn……………chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách vì cảm ơn là một lời nói rất chân thành và mang lại ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Khi mình nói lời cảm ơn, không chỉ người được cảm ơn thấy hạnh phúc mà chính bản thân mình cũng thấy hạnh phúc. Từ đó, quan hệ của hai người sẽ gắn kết hơn chứ không phải là “vẽ chuyện” hay nói lời cảm ơn sẽ khiến chúng ta xa cách.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Đem mọi người đến gần nhau hơn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 17/12/2022 - Cập nhật : 01/07/2023