logo

Đọc hiểu Đâu rồi, chuyện tử tế

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Đâu rồi, chuyện tử tế hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Đâu rồi, chuyện tử tế

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 

“Tháng 4-2009, một cô sinh viên người Hàn Quốc đã viết thư cho Tuổi Trẻ thể hiện sự “không hiểu nổi” về việc chẳng thấy những người đến căng tin của Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) khi đó chịu xếp hàng. Ngay lập tức diễn đàn về văn hóa xếp hàng được mở ra, nhiều người thấy chuyện kỳ cục đó và đã có một vài nơi người ta biết xếp hàng. Nhưng hơn bốn năm sau, việc xếp hàng đang khiến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là trào lưu, qua từng đợt rồi đâu lại vào đó. Đến những nơi công cộng hiện nay, nỗi sợ hãi vô hình của nhiều người vẫn là cảnh chen lấn, giành chỗ. Một nhà báo sống tại Pháp có thẻ VIP khi đi máy bay kể lại cảnh “ấn tượng” tại một số sân bay ở VN: “Mặc dù được ưu tiên không phải xếp hàng làm thủ tục nhưng cảnh chen lấn thiếu ý thức từ những vị khách VIP cũng luôn xảy ra. Có lần tôi làm thủ tục ở quầy, chỉ có vài khách đang đợi đến lượt. Vậy mà một ông từ đâu xộc tới chen vào trước chỗ tôi đứng với vẻ mặt tỉnh queo. Cô nhân viên phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng. Nhưng thái độ thì không có gì là mắc cỡ. Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này…” 

(Đâu rồi, chuyện tử tế? Nguyễn Nghĩa, báo Tuổi trẻ) 

Đọc hiểu Đâu rồi, chuyện tử tế

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn. 

Câu 2. Vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn văn? Tác giả thể hiện thái độ gì khi bàn về vấn đề này. 

Câu 3. Anh/chị hãy đề xuất một vài biện pháp để nâng cao ý thức của mọi người trong vấn đề được tác giả đề cập đến trong đoạn văn. 

Câu 4. Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn… Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về điều đó. 


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là: phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. 

- Vấn đề xã hội được đề cập trong đoạn văn là văn hóa xếp hàng ở cộng đồng.

- Khi bàn về vấn đề này, tác giả thể hiện thái độ là:

+ Khó chịu khi thấy mọi người không có thói quen xếp hàng.

+ Khi phải đến những nơi công cộng, tác giả thấy rất sợ hãi và rất khó chịu khi phải chứng kiến thói quen không chịu xếp hàng mà chen lấn, xô đẩy, giành chỗ của một số người.

Câu 3. 

- Một vài biện pháp để nâng cao ý thức của mọi người trong vấn đề được tác giả đề cập đến trong đoạn văn là:

+ Tuyên truyền, giáo dục về văn hóa xếp hàng nơi công cộng ở trường lớp, nơi làm việc, nơi sống và nơi công cộng.

+ Có một số biện pháp phạt để mọi người ghi nhớ và không mắc phải.

Câu 4. “Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn…". Em vừa đồng tình, vừa không đồng tình với ý kiến này:

+ Đồng tình vì: Đôi khi đó là sự lựa chọn duy nhất của chúng ta. Ai cũng có công việc bận rộn nên mới dẫn đến việc chen chúc và không xếp hàng. Nếu khi mình có việc gấp mà luôn giữ thói quen xếp hàng thì mình sẽ bị lạc loài với mọi người và công việc mình đang làm bị bỏ lỡ, mình sẽ chịu thiệt thòi. 

+ Không đồng tình vì: Nếu ai cũng chen lấn xô đẩy và không xếp hàng thì sẽ tạo ra cảnh tượng hỗn loạn, thậm chí xảy ra mâu thuẫn, xô xát. Ngoài ra, xếp hàng cũng là một cách để mang lại sự công bằng cho những người đến trước. 

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Đâu rồi, chuyện tử tế. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 29/11/2022 - Cập nhật : 01/07/2023
/* */ /* */
/*
*/