logo

Đọc hiểu Đánh thức Trầu (2 đề)

icon_facebook

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Đánh thức Trầu: Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ. Chỉ ra phép tu từ mà nhà thơ sử dụng trong bài thơ. Nêu tác dụng của phép tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Vẻ đẹp tâm hồn của con người nhà thơ hiện lên qua bài thơ như thế nào?

Đọc kỹ bài thơ rồi trả lời các câu hỏi sau:

ĐÁNH THỨC TRẦU

Đã ngủ rồi hả trầu?

Tao đã đi ngủ đâu

Mà trầu mày đã ngủ

Bà tao vừa đến đó

Muốn có mấy lá trầu

Tao không phải ai đâu

Đánh thức mày để hái

Trầu ơi hãy tỉnh lại

Mở mắt xanh ra nào

Lá nào muốn cho tao

Thì mày chìa ra nhé

Tay tao hái rất nhẹ

Không làm mày đau đâu

Đã dậy chưa hả trầu?

Tao hái vài lá nhé

Cho bà và cho mẹ

Đừng lụi đi trầu ơi!

1966

          (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999)

Đọc hiểu Đánh thức Trầu

Đọc hiểu Đánh thức Trầu - Đề số 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ.

Câu 2. Chỉ ra phép tu từ mà nhà thơ sử dụng trong bài thơ.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ 

Câu 4. Vẻ đẹp tâm hồn của con người nhà thơ hiện lên qua bài thơ như thế nào?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

- Thể thơ: 5 chữ 

Câu 2.

Phép tu từ mà nhà thơ sửa dụng trong bài Đánh thức trầu là nhân hóa. Gọi cây trầu bằng những từ ngữ thân thuộc với con người như: đánh thức, ngủ, tỉnh lại, mở mắt,….

Câu 3. Tác dụng của các biện pháp tu từ:

+ Làm cho cây trầu trở nên gần gũi với con người, cũng có những suy nghĩ, biết đau đớn, buồn vui.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ

+ Thiên nhiên và con người trở nên hòa hợp, như những người bạn tri kỉ.

Câu 4. Vẻ đẹp tâm hồn của con người nhà thơ hiện lên qua bài thơ:

- Nhà thơ có tâm hồn trong sáng, yêu thiên nhiên, nhạy cảm với những điều nhỏ bé, biết yêu thương vạn vật, cây cỏ xung quanh mình.

- Biết yêu thương những người thân yêu của mình từ những hành động nhỏ (hái trầu cho mẹ và bà).


Đọc hiểu Đánh thức Trầu - Đề số 1

Câu 1. Xác định thể loại, thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2.

a. Nêu nội dung chính của văn bản.

b. Chỉ ra yếu tố tự sự trong văn bản trên.

Câu 3. Mục đích nhân vật trữ tình đánh thức trầu trước khi hái lá để làm gì?

Câu 4. Chỉ ra những câu thơ, những từ ngữ, hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong văn bản.

Câu 5. Em có nhận xét, suy nghĩ gì về nhân vật xưng "tao" trong văn bản?

Câu 6. Qua bài thơ, em rút ra bài học gì về cách ứng xử với thiên nhiên, môi trường?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Thể loại: thơ

- Thể thơ: 5 chữ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

Câu 2.

a. Nội dung chính của văn bản: Tình cảm yêu mến của tác giả với cây trầu. Qua đó, thể hiện tình cảm và cách ứng xử của con người ở chốn thôn quê với những cây cố nhỏ bé ở trong vườn, coi chúng như những người bạn thân thiết, gần gũi.

b. Yếu tố tự sự trong văn bản: 

"Bà tao vừa đến đó

Muốn có mấy lá trầu

Tao không phải ai đâu

Đánh thức mày để hái

Trầu ơi hãy tỉnh lại

Mở mắt xanh ra nào

….

Đừng lụi đi trầu ơi!"

==> Tự sự chuỗi hành động đánh thức trầu của cậu bé.

Đọc hiểu Đánh thức Trầu

Câu 3. 

Mục đích nhân vật trữ tình đánh thức trầu trước khi hái lá để bài tỏ thái độ lịch sự, tôn trọng lá trầu, khi hỏi xin lá trầu cho bà và mẹ.

Câu 4.

- Những câu thơ, những từ ngữ, hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

Đã ngủ rồi hả trầu (ngủ)

Đánh thức này để hái (đánh thức)

Mở mắt xanh ra nào (mở mắt);

Thì mày chìa ra nhé (chìa)

Không làm mày đau đâu (đau)

Đã dậy chưa hả trầu (dậy). 

- Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá là:

+ Làm cho cây trầu trở nên gần gũi với con người, cũng có những suy nghĩ, biết đau đớn, buồn vui.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ

+ Thiên nhiên và con người trở nên hòa hợp, như những người bạn tri kỉ.

Câu 5. 

Cách xưng hô “tao” - “mày” trong bài thơ thể hiện sự thân mật, coi cây trầu, thiên nhiên xung quanh như những người bạn gần gũi. Quan đó thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên của tác giả.

Câu 6.

Qua bài thơ, em rút ra bài học về cách ứng xử với thiên nhiên, môi trường là: hãy yêu thiên nhiên từ những loài cây nhỏ bé, bảo vệ và chăm sóc cây xanh, không vứt rác bừa bãi, không chặt phá rừng, cây cối,….

-----------------------------

Trên đây là bài Đọc hiểu Đánh thức Trầu. Hy vọng bài viết trên của Toploigiai sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 01/08/2023 - Cập nhật : 19/08/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads