logo

Đọc hiểu Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa

Tuyên tập các bộ đề Đọc hiểu Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

“Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.” 

(Theo A. L. Ghéc-xen, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.31) 


Đọc hiểu Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa - Đề số 1

Đọc hiểu Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2. Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào? 

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”? 

Câu 4. Anh/ Chị suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là nghị luận.

Câu 2. 

Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh “một cuộc sống nghèo nàn, giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng”. 

Câu 3. Tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn” vì:

+ Nếu sống như thế, cuộc sống của ta sẽ nghèo nàn và nhàm chán.

+ Đó là một cuộc sống không có dấu ấn riêng của bản thân, chỉ luôn muốn sống an toàn và thiếu khát vọng

Câu 4. 

Khi thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân”, là khi chúng ta thoát ra khỏi cuộc sống luôn êm đềm và an toàn trong ngưỡng cửa nhà mình. Khi đó, ta sẽ thấy bản thân mình được rộng mở hơn, vươn ra thế giới bên ngoài đồng nghĩa với việc sẽ vấp ngã nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều cái mới lại hơn và cũng tiếp thu được nhiều thứ mới mẻ hơn. Nếu luôn chỉ ở trong vòng an toàn của bản thân thì sẽ sống một sống như “ếch ngồi đáy giếng”, không bao giờ vươn cao vươn xa được. Vượt ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân” sẽ giúp ta vươn đến những điều mà bản thân có thê khó mà tin được. Cuộc sống với nhiều thử thách và với nhiều khát vọng sẽ cho ta cảm nhận được giá trị thực sự của bản thân mình hơn. Vì thế hãy cố gắng thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân” và vươn cao vươn xa nhé!


Đọc hiểu Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa - Đề số 2

Đọc hiểu Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng).

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là nghị luận.

Câu 2: 

Nội dung chính của văn bản trên là: bác bỏ quan niệm sống sai lầm là sống không thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân” và bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3: 

Tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên là:

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm hơn.

+ Cho thấy sự khác nhau về cách sống và cuộc đời của mỗi người.

Câu 4: 

Theo quan điểm riêng của em, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại như:

+ Thiếu thậm chí không có kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp 

+ Hình thành nên lối sống ích kỉ, thụ động. Từ đó rất dễ mắc bệnh trầm cảm 

+ Cho thấy sự nghèo nàn về kiến thức xã hội.

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/11/2022 - Cập nhật : 01/07/2023