logo

Trả lời 5 câu hỏi Đọc hiểu Bàn tay mẹ

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Bàn tay mẹ Sen Nguyễn chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BÀN TAY MẸ 

- Sen Nguyễn

Bàn tay mẹ ngày đêm vất vả
Gánh nhọc nhằn gánh cả tuổi xuân
Hy sinh cuộc sống nào ngừng
Miệt mài năm tháng chưa từng nghỉ ngơi

Bàn tay mẹ nào vơi sự sống
Lúc trở trời gió bổng mùa sang
Ấm lòng con trẻ lúc hàn
Đêm về giấc ngủ tay đan vỗ về

Trời sang hạ tay vê cánh quạt
Mang gió lành làm mát lòng con
Cơm ngon canh ngọt no tròn
Cho con no đủ héo hon tay gầy 

Tuổi xuân trẻ đôi tay mẹ tuyệt
Da mượt mà ngòi viết búp măng
Hoa tay mười ngón thiên thần
Dệt thành cuộc sống như vầng mây xanh

Rồi năm tháng tay thành gân guốc
Chai sạm đi cả suốt cuộc đời
Hy sinh tất cả nào vơi
Vì đôi tay mẹ không rời gian lao.

(Nguồn: https://thuvientho.com)

Đọc hiểu Bàn tay mẹ

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra dấu hiệu của thể thơ.

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. Hình ảnh bàn tay được nhắc đến bao nhiêu lần trong bài? Chỉ ra những hành động, việc làm của đôi bàn tay mẹ được nhà thơ miêu tả trong bài thơ. Từ đó, nêu lên ý nghĩa tượng trưng của đôi bàn tay mẹ.

Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một trong những biện pháp tu từ ở các câu thơ sau:

Hoa tay mười ngón thiên thần
Dệt thành cuộc sống như vầng mây xanh

Câu 5. Trong suốt cuộc đời của mỗi chúng ta, đã bao lần mẹ phải hi sinh cho chúng ta có bữa ăn no đủ, có giấc ngủ ấm êm. Nhưng cũng không ít lần chúng ta đã làm mẹ buồn. Em hãy nói lên suy nghĩ của mình trong một lần làm mẹ buồn như vậy.  

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

- Thể thơ: Song thất lục bát
- Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích: Các khổ thơ kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát) là dấu hiệu để xác định thể thơ song thất lục bát của đoạn trích.

Câu 2.

- Nhân vật trữ tình: Là người con 
- Đối tượng trữ tình: Mẹ (Bàn tay mẹ)

Câu 3.

- Nhắc lại : 7 lần
- Hành động, việc làm cụ thể của đôi bàn tay mẹ: tay đan vỗ về; tay vê cánh quạt
- Ý nghĩa tượng trưng: Đôi bàn tay mẹ tượng trưng cho sự hi sinh, vất vả, tảo tần của mẹ và cả tình yêu mẹ dành cho con.

Câu 4.

- Chỉ ra được 1 trong số các BPTT
+  BPTT đảo ngữ “Hoa tay mười ngón”
+ BPTT ẩn dụ “dệt thành cuộc sống”
+  BPTT so sánh “Dệt thành cuộc sống như vầng mây xanh”
- Tác dụng:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt
+ Hình dung về vẻ đẹp của bàn tay /Thể hiện vẻ đẹp và điều diệu kỳ từ đôi bàn tay mẹ, đôi bàn tay mẹ đã tạo ra cuộc sống đẹp đẽ, êm dịu ... như vầng mây xanh
+ Thể hiện tình yêu thương của con đối với mẹ

Câu 5.

Đã bao nhiêu lần làm cho mẹ buồn, làm mẹ rơi nước mắt nhưng em không sao quên được ngày hôm ấy. Hôm đó em được bạn rủ đi chơi, em đã không xin phép mẹ mà trốn đi và không may trên đường đi đến nhà bạn em đã gặp tai nạn phải nhập viện. Điều đó đã làm mẹ vô cùng lo lắng, sốt ruột, vất vả chăm em. Dẫu người sai là em vì tự ý bỏ đi chơi mà không xin phép còn để sảy ra ra tai nạn làm mẹ phải mệt nhọc nhưng mẹ vẫn không buông lời trách móc chỉ nhẹ nhàng dặn dò em cẩn thận, những lời thủ thỉ, ân cần ấy của mẹ đã khiến cho em vô cùng ân hận, đến bây giờ khi nhớ lại điều đó em vẫn luôn tự trách bản thân mình đã làm cho mẹ phải lo lắng.

icon-date
Xuất bản : 28/12/2024 - Cập nhật : 28/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads