logo

Đọc hiểu bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh đầy đủ nhất.


Đọc hiểu bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh - Đề số 1

“Tôi hỏi đất: – Đất sống với nhau như thế nào?

– Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: – Nước sống với nhau như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: – Cỏ sống với nhau như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người: – Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: – Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: – Người sống với nhau như thế nào?”

(“Hỏi” – Hữu Thỉnh)

Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ?

Trả lời:

Bài thơ “Hỏi” là một chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh trước cuộc đời. Qua cuộc đối thoại tưởng tượng giữa tác giả và thiên nhiên, bài thơ thể hiện bản chất chân thực của cuộc sống con người: con người cần sống với nhau như thế nào? 

Câu 2: Hãy giải thích các sống của Đất với Đất?

Trả lời:

Con người đã sống với nhau như đất. Đất thì tôn trọng nhau còn con người thì dựa vào nhau, nâng đỡ nhau mà sống. Cuộc đời biết bao gian nan, trắc trở đôi khi ta khó mà vượt qua được. Giữa lúc ấy có những bàn tay luôn sẵn sàng chìa ra cho ta nắm, có những tấm lòng luôn rộng mở và ta biết mình may mắn và hạnh phúc nhường nào! Họ có thể là bạn nhưng cũng có thể là người chỉ từng quen biết. Đôi khi, tình người cao quý được xây đắp vô cùng tự nhiên như vậy.

Câu 3: Hãy giải thích cách sống của Nước với Nước?

Trả lời:

Từ câu trả lời của nước, ta cũng rút ra được những bài học quý giá: Chúng tôi làm đầy nhau. Trong cuộc sống, không ai có thể tự hoàn thiện. Con người sống được cạnh nhau là vì thế. Được sống cạnh nhau, phải chăng là sự sắp đặt của tạo hóa, những mong con người sẽ có ý thức trách nhiệm giúp đỡ hoàn thiện lẫn nhau? Lối sống đẹp nhà thơ muôn gửi gắm ở đây chính là tinh thần rộng lượng biết “cho đi”, biết “làm đầy” và hoàn thiện đồng loại. Hoàn thiện những gì mà người khác còn thiếu về kiến thức, nhân cách… Nhưng có một thứ cần cho đi hơn cả, một thứ mà khi thiếu vắng con người sẽ đau khổ và bất hạnh hơn bao giờ hết: đó là tình thương yêu. 

Câu 4: Hãy giải thích cách sống của Cỏ với Cỏ?

Trả lời:

Cỏ đan vào nhau, làm nên những chân trời. Mỗi người, mỗi cá nhân riêng rẽ chỉ như cọng cỏ nhỏ bé kia mà thôi thế nhưng với tình yêu đan dệt từ những cọng cỏ ấy, con người đoàn kết một lòng tạo nên những chân trời vô biên. Làm thế nào để sống tốt cuộc sống của mình đã khó nhưng khó khăn hơn là làm thế nào để làm cho cuộc sống của những người ta yêu quý, của đồng loại ta tốt đẹp hơn dù biết sức mình là rất nhỏ bé, còn khó hơn rất nhiều.

Câu 5: Bài thơ mang hình thưc đối thoại giữ nhân vật trữ tình và thiên nhiên, giữu nhân vật trữ tình và con người. Tác dụng của hình thức đối thoại đó là gì?

Trả lời:

Bài thơ gồm hai cuộc đối thoại: một có lời đáp và một không có câu trả lời. Một dành cho tự nhiên vô tri và một dành cho con người. Nhưng thực chất, tất cả đều hướng tới cuộc sống của chúng ta, chứa đựng những bài học nhân sinh đáng giá ngàn vàng đòi hỏi người đọc phải ngẫm ngợi để thực thấu hiểu. Đó là những chuẩn mực về lối sống đẹp và ý nghĩa của cuộc sống được tác giả gửi gắm trong lời đáp của thiên nhiên. Đồng thời cũng gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh về hiện trạng lối sống của nhiều người hiện nay.

Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ trong 3 câu thơ cuối, phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp đó

Trả lời:

Câu hỏi “Người sống với nhau như thế nào?” là lời chất vấn thiết tha, sự cầu thị lớn của tác giả, nó lặp lại đến 3 lần nhưng rồi kết thúc mà không có câu trả lời như một tiếng thở dài buông xuôi và tuyệt vọng. Nếu đất “tôn cao nhau” (tôn trọng), nước biết “làm đầy nhau” (tương trợ), cỏ biết “đan vào nhau” (yêu thương) thì con người, dường như đã không làm được điều đó. Ba câu hỏi cuối bài khiến sự im lặng chùng xuống, nỗi đau vút lên trời xanh. Chính điều đó là năng lượng gửi đến người đọc thông điệp về cuộc sống này.

Câu 7: Tại sao khi nhân vật trữ tình hỏi Đất, Nước, Cỏ đều nhận được trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời?

Trả lời:

Người sống với người là một câu hỏi khó trả lời. Con người chúng ta cũng có sự nâng đỡ, hỗ trợ và đoàn kết như những sự vật mà tác giả đặt câu hỏi. Tuy nhiên con người cũng có không ít khi tồn tại sự đố kỵ từ đó dẫn đến việc làm tổn thương đến nhau. 

Câu 8: Bằng một đoạn văn ngắn anh (chị) hãy đưa ra câu trả lời cho câu hỏi

Tôi hỏi người:

-  Người sống với người như thế nào?

Trả lời:

Hữu Thỉnh là một nhà thơ, nhà văn, với tài năng của mình, ông đã đặt câu hỏi tu từ 3 lần thể hiện nỗi trăn trở, chiêm nghiệm về lẽ sống trong cuộc đời mỗi con người trước cuộc đời luôn rình rập nhiều sóng gió, bất trắc. Cách đặt câu hỏi độc thoại nội tâm của ông cùng cách diễn đạt mang tư duy triết lí, khẳng định phương châm sống cao thượng, vượt lên mỗi cái “tôi” của chính bản thân mình. Dưới con mắt của tôi thì bài học về đạo lí làm người không chỉ là một bài thơ. Tôi đã đọc nhiều lần, mới đầu chỉ vì yêu thích nhưng rồi mỗi lần đọc lại, suy ngẫm, từng ca từ cứ ấm dần lên vậy. Nhịp thơ nhẹ nhàng như mở đầu một điều thổ lộ tâm tình, đưa ta vào sự lien tưởng giữa đất, nước, và cả cỏ nữa. Vẫn là mạch cảm xúc của con người được sống trong cuộc sống đầy khó khăn, như đất với nước, cỏ chúng đều dựa vào nhau tồn tại, gieo vui trong gió chiều. Sự liên tưởng sâu sắc ấy đã liên hệ cho tôi mối quan hệ giữa cuộc đời mỗi con người, với cộng đồng, với dân tộc mình đang sống. Cuộc sống chưa bao giờ là một đường thẳng cả, ta phải cảm thong, chia sẻ với những số phận kém may mắn, đoàn kết với đồng bào mình. Biết hi sinh, dâng hiến, biết sống mình vì mọi người Xin được cảm ơn tác giả của bài thơ, họ không chỉ đem đến cho đời những lời thơ mà còn mang đến cho tôi một triết lí sống thông qua những vật vô tri. Tôi không phải một người sành văn học. Nhưng với tôi, câu hỏi ấy vẫn như một người bạn đồng hành, người bạn ấy bên tôi và nhắc nhở tôi mỗi lần ứng xử với mọi người xung quanh:


Đọc hiểu bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh - Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HỎI 

Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994) 

Câu 1: Xác định thể thơ cho bài thơ trên? 

Câu 2: Các từ ngữ "tôn cao", "làm đầy", "đan vào", "làm nên” cùng có chung nét nghĩa gì? 

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài. 

Câu 4: Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận được câu trả lời, còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?", anh/chị sẽ trả lời như thế nào? 

Đáp án

Câu 1.  Thể thơ: Tự do 

Câu 2. Các từ ngữ "tôn cao", "làm đầy", "đan vào", "làm nên" đều nằm trong câu trả lời của những sự vật mà tác giả đặt câu hỏi. Các từ ngữ trên đều biểu hiện sự hỗ trợ, đoàn kết của những sự vật cùng loại với nhau để cùng nhau tồn tại.  

Câu 3.

- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ 

- Tác dụng: 

+ Nhấn mạnh nhấn mạnh suy nghĩ và cảm xúc của tác giả khi nhắc đến cách sống của con người với con người. 

+ Nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn. 

Câu 4

Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, cần giải thích lý do hợp lý.

Gợi ý: Người sống với người là một câu hỏi khó trả lời. Con người chúng ta cũng có sự nâng đỡ, hỗ trợ và đoàn kết như những sự vật mà tác giả đặt câu hỏi. Tuy nhiên con người cũng có không ít khi tồn tại sự đố kỵ từ đó dẫn đến việc làm tổn thương đến nhau. 


Đọc hiểu bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh - Đề số 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

          “Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào?

          - Chúng tôi tôn cao nhau!

          Tôi hỏi nước: Nước sống với nhau như thế nào?

          - Chúng tôi làm đầy nhau!

          Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với nhau như thế nào?

          - Chúng tôi đan vào nhau!

          Làm nên những chân trời.

          Tôi hỏi người:

          - Người sống với nhau như thế nào?

          Tôi hỏi người:

          - Người sống với nhau như thế nào?”

                                      (Hỏi – Hữu Thỉnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ?

Câu 3: Từ lối sống của đất, nước và cỏ, anh (chị) rút ra bài học gì về lối sống của con người?

Đáp án

Câu 1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Biểu cảm, tự sự.

Câu 2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và hiệu quả nghệ thuật:

- Biện pháp nhân hóa: Tác giả hóa thân và tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với các sự vật vô tri để từ đó gửi gắm những chiêm nghiệm về thế giới người. Việc nhân hóa đã giúp thổi hồn vào các sự vật vô tri.

- Biện phép điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: Câu hỏi tu từ được lặp lại nhưng ở mỗi sự vật khác nhau lại có những câu trả lời khác nhau. Phép điệp ngữ, điệp cấu trúc không chỉ góp phần tạo nhịp điệu cho bài thơ mà còn góp phần tạo nên một cuộc đối thoại để mỗi người tự vấn và soi chiếu chính bản thân mình.

- Biện pháp ẩn dụ: được sử dụng qua câu hỏi tu từ được điệp lại hai lần trong bài thơ "Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?". Nếu như với cây cỏ, đất, nước, các sự vật sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng chúng sống tôn trọng và chan hòa với nhau. Nhưng câu hỏi tu từ được điệp lại 2 lần ở cuối bài phần nào bộc lộ sự hoài nghi về cách sống của con người. Phép ẩn dụ nhằm thức tỉnh con người sống trân trọng, yêu thương nhau hơn...

Câu 3: Từ lối sống của đất, nước và cỏ, anh (chị) rút ra bài học gì về lối sống của con người.

Muôn vật trên thế gian đều có linh hồn, sinh ra cũng đều có sứ mệnh riêng. Mỗi giống loài mỗi khác, có những nét đặc biệt riêng, lối sống riêng nhưng đều mang một ý nghĩa được tồn tại, được sống, được cảm nhận. Đề cập đến con người, lối sống cách nghĩ của mỗi cá nhân là khác nhau. Càng nhiều tuổi, trải qua nhiều chuyện tầm nhìn sẽ rộng hơn, cách nghĩ sẽ vị tha hơn, lối sống và cách đối nhân xử thế sẽ đúng với đạo làm người hơn. Những câu văn ngắn gọn tưởng chừng như đơn giản của ông- Hữu Thỉnh nhưng lại ẩn chứ những ý nghĩa đặc biệt, trưởng thành của một người đã trải qua vô vàn sự đời. Với những kinh nghiệm lâu năm của ông, chỉ vọn vẹn những câu thơ này, ông đã đem lại cho người ta bài học để đời, cách sống giữa người với người. 

   Trong 2 câu thơ đầu: 

“Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau!

Tôi hỏi nước: Nước sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau!

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau!

Làm nên những chân trời.

     Những câu thơ ngắn gọn, theo phong cách trực tiếp đi thẳng vào vấn đề, không giống như ý nghĩa sâu xa, mang nhiều hàm ý của nó. Mỗi câu thơ có phong thái giản dị, đi vào lòng người, tuy ngắn nhưng không khô khan, khi đọc khiến người ta phải tự ngẫm lại mình. Các câu thơ độc lập tưỏng như không có sự liên kết nhưng không, chúng liên kết với nhau để nói đến cách sống của con người nên như thế nào. Mỗi câu nói đến một cách mà con người nên sống với nhau, các câu thơ theo kiểu cách đa giọng điệu, đa cách nhìn về nhiều vấn đề khác nhau qua lời "đất-nước-cỏ". 

    Nói đến 2 câu thơ đầu: 

Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau!

     Đất là thứ được tác giả đề cập đến đầu tiên, tại sao trong ba sự vật nước, cỏ và đất tác giả lại chọn đất đầu tiên trong khi vẫn có thể thay đổi vị trí vì các câu thơ mang tính chất độc lập? Có phải do đất gần gũi và thân thuộc với con người nhất, gắn bó với con người từ bao đời nay? Nói vậy không phải nói nước hay cỏ không cần thiết mà là nói đến sự quan trọng, gần gũi cho đất đối với người. Đất được ví như một thư thiêng liêng, cao quý? Phải chăng đất quan trọng với con người giống như gốc rất quan trọng với cây? Tác giả Hữu Thỉnh đã lĩnh ngộ một cách sâu sắc để nói về cách sống giữa người với người qua đất. "Tôn cao" (nhau) là nâng đỡ,  tôn cao là không dấm đạp nhau, hạ thấp nhau, là hướng về những thứ tươi đẹp, thuần khiết và trong sáng về tình cảm giữa người với người. Đơn giản chỉ muốn giúp đỡ nhau, không có tính toán. Sống với nhau bằng thứ tình cảm gắn bó, đáng để trân trọng. 

     Qua những câu trả lời của đất, nước, cỏ đã gửi gắm bài học về thế giới người: con người cần sống tôn trọng, thân ái và gần gũi, nhân văn hơn với nhau. Điều này đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại đang ngày càng bị cuốn trôi bởi những thứ công nghệ hiện đại, con người sống xa cách và có phần vô cảm, lạnh lùng với nhau.

icon-date
Xuất bản : 20/09/2021 - Cập nhật : 23/06/2022