logo

Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc. Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại... | Câu 3 trang 127 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử


(soạn 3 cách)

Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì vể lịch sử?

b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “ chứng nhân ” của cầu Long Biên?

c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích (cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu). Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?

Soạn cách 1

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

a, - Cầu chứng kiến người dân thủ đô cùng các trung đoàn ra đi bí mật

- Cảnh đất trời bốc lửa, thành đô nghi ngút cháy

→ Chứng kiến mọi sự tàn khốc, mọi cuộc chiến ác liệt của chiến tranh, chứng kiến mọi sự hi sinh của các anh hùng ngã xuống bảo vệ thủ đô, bảo vệ đất nước

- Cảnh cầu bị bom Mỹ đánh phá, cầu rách nát giữ trời, tả tơi, ứa máu

→ Oằn mình chịu đựng trước sự đánh phá của giặc Mỹ, cùng nhân dân đồng hành chiến đấu.

- Màu xanh của bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối, ánh đèn mọc như sao xa

→ Chứng kiến sự hồi sinh, đổi mới của Hà Nội thơ mộng, trù phú.

b. Trích dẫn thơ, lời bản nhạc tạo nên tính nghệ thuật cho cây cầu, tăng thêm việc thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó giữa dân ta với cây cầu, và tình cảm của tác giả với cây cầu.

c. Dùng biện pháp nhân hóa, thay đổi linh hoạt việc sử dụng ngôi kể 1 và ba một cách linh hoạt, giọng kể trầm tĩnh, khách quan -> Vừa diễn tả chân thật cuộc chiến khốc liệt của chiến tranh, sự hy sinh anh dũng của người dân, của chiến sĩ vừa bộc lộ tình cảm của tác giả.

Soạn cách 2

Đọc đoạn văn từ “Năm 1945 ... dẻo dai, vững chắc”

a. Những cảnh vật và sự việc được ghi lại:

- Cảnh vật: Màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối, ánh đèn, những ngày nước dâng cao.

- Cầu Long Biên chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử bi thương, hùng tráng: Năm 1947 người dân thủ đô cùng Trung đoàn ra đi bí mật, cầu chống chọi với những đợt ném bom dữ dội của đế quốc Mĩ

b. Tác dụng khi dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc: Bộc lộ lên nét chân thật, cụ thể; giúp thấy được cầu Long Biên từng là nhân chứng lịch sử cho một thời yên bình đi vào sách giáo khoa.

c. So sánh cách kể với đoạn đã phân tích ở câu 2:

Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc. Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại... | Câu 3 trang 127 Ngữ Văn 6

Soạn cách 3

a) Cảnh vật, sự việc:

- Cầu Long Biên được nhắc đến trong sách giáo khoa.

- Đứng trên cầu Long Biên ngắm cảnh:

+ “Màu xanh của bãi mía, ngô…, vườn chuối”

+ “Buổi chiều, đèn mọc như sao sa phía Hà Nội”

+ “Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.”

+” Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liệt chống không lực Hoa Kì.”

+ Những ngày nước cao: “Sông Hồng đỏ…cuộn chảy”, ...

- Cảnh và việc cho ta biết trước nhiều sự kiện lịch sử:

+ Năm 1948 một quân đoàn ra đi

+ Sự thương tích của cây cầu vì những lần Mĩ đáng bom.

+ Nước lũ sông Hồng

b) Đó như một cách gây ấn tượng , chứng thực cây cầu Long Biên mang nao đau thương và lịch sử.

c) - Cách kể chuyện ở đoạn này bộc lộ rõ hơn cả cảm xúc của tác giả rõ ràng và tha thiết hơn đoạn trên. Song, nó còn là lời khẳng định rõ hơn nữa về giá trị của vây cầu Long Biên.

- Việc sử dụng từ ngữ rất gợi cảm:

+ Hình ảnh so sánh: “Nhìn từ xa cầu Long Biên như một dải lụa…vắt ngang sông Hồng”

+ “Chiều xuống ... những ánh đèn mọc lên như sao sa gợi lên bao …. và khát khao .”

+ “Những nhịp cầu tả tơi như máu ứa, nhưng cây … mông sừng sững giữa mênh mông trời nước “

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021