logo

Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn? | Câu 1 trang 127 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử


(soạn 3 cách)

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?

Soạn cách 1

Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”: Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên

- Đoạn 2: Tiếp đến “như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”: Dẫn chứng, chứng minh Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử của dân tộc

- Đoạn 3: Còn lại: Ý nghĩa của cây cầu Long Biên với hiện tại và tương lai

Soạn cách 2

Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu ... thủ đô Hà Nội): Giới thiệu chung về cầu Long Biên.

- Đoạn 2 (tiếp theo ... dẻo dai, vững chắc): Cầu Long Biên như một nhân chứng lịch sử.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Hình ảnh cầu Long Biên trong đời sống hiện đại.

Soạn cách 3

Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: “Từ đầu đến….của thủ đô Hà Nội”: Giới thiệu toàn cảnh về cầu Long Biên đã tồn tại hơn một thế kỉ

- Đoạn 2: “Tiếp đến ….dẻo dai, vững chắc”: Sự tồn tại trường tồn của cây cầu Long Biên như một nhân chứng đầy đau thương.

- Đoạn 3: “Còn lại” Cầu Long Biên ở hiện tại và cảm xúc của tác giả.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021