logo

Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử?... | Câu 4 trang 127 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử


(soạn 3 cách)

Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.

b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

- Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?

Soạn cách 1

a. Tác giả đặt tên như vậy vì, bất kỳ sự kiện lịch sử nào của thủ đô Hà Nội, hay rộng hơn là của dân tộc ta Cầu Long Biên vẫn luôn đứng đấy, chứng kiến, có khi cùng oằn mình chiến đấu. Không thể thay thế vì từ chứng nhân lịch sử mang ý nghĩa đầy đủ và sâu sắc nhất.

+ Các sự kiện lịch sử Cầu Long Biên chứng kiến:

- Trong thời pháp Thuộc

- Cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945

- Kháng chiến chống Pháp

- Kháng chiến chống Mỹ

- Thời bình

- Mùa nước lũ…

+ sống động: vì lịch sử của ta có nhiều biến đổi trong thời gian không dài, nên việc sử dụng tính từ này tạo cho người đọc hình dung ra những biến đối của lịch sử là liên tục và không ngờ tới

+ đau thương: là những ký ức không bao giờ quên, không gì bù đắp được

+ anh dũng: tinh thần chiến đấu, sẵn sàng hy sinh, vô cùng tự hào của dân tộc.

b, Lối hành văn của tác giả tạo nên sự độc đáo cho cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. Từng nhịp cầu là cầu nối vào tim mỗi người bởi lẽ nó như một anh hùng giữa đất trời, sống cùng năm tháng cùng chiến đấu, cùng xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tồn tại vĩnh cửu, bất khuất kéo dài đến mãi về sau.

Soạn cách 2

a. Cách đặt tên: “Chứng nhân lịch sử” bởi Cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.

- Không thể thay “chứng nhân” thành “chứng tích”. Vì “chứng tích” chỉ là dấu tích, hiện vật; còn “chứng nhân” thể hiện việc coi cầu Long Biên như một người đương thời, qua đó bộc lộ sắc thái, cảm xúc chân thực

- Tóm tắt những sự kiện lịch sử cầu Long Biên chứng kiến:

+ Người dân thủ đô cùng Trung đoàn rút lên chiến khu.

+ Năm 1972, cầu từng là mục tiêu ném bom nhiều lần của đế quốc Mĩ

- Các tính từ sống động, đau thương, anh dũng nói lên những biến cố mà cây cầu từng chứng kiến và trải qua thật sự tàn khốc, đau thương nhưng cũng rất hào hùng.

b. So sánh câu cuối với câu văn rút gọn: Câu rút gọn làm thiếu đi sắc thái biểu cảm mà câu đầy đủ thể hiện qua hihf ảnh liên tưởng “nhịp cầu vô hình”.

- Nhịp cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim. Bởi cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự đau thương, anh dũng của lịch sử và truyền vào trái tim du khách.

Soạn cách 3

a) Tác giả đặt tên cho bài viết là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thể thay chứng nhân bằng chứng tích, có lẽ là do nó là thủ pháp nghệ thuật đã thổi hồn vào cây cầu Long Biên mang trong mình rất nhiều giá trị lịch sử.

Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã "chứng kiến":

- Cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kiện đầu năm 1947 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội để hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.

- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.

b) So câu cuối bài với câu rút gọn:” Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây câu của mình vào trái tim… ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.” Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn về mặt chữ viết song mang lại nhiều ý nghĩa hơn bởi cách biểu đạt của tác giả.

Sở dĩ có thể nói như vậy bởi cây cầu Long Biên đã tồn tại hơn một thế kỉ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử đau lòng, tang thương khiến cho khách du lịch mỗi lần đi qua đều phải trầm ngâm khi nghĩ về thời kì kháng chiến khốc liệt của nhân dân ta.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021