logo

Độ tụ là gì?

icon_facebook

Độ tụ là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng hội tụ ánh sáng của thấu kính. Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về độ tụ qua bài viết dưới đây nhé!


1. Độ tụ là gì?

Độ tụ là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng hội tụ ánh sáng của thấu kính.  Độ tụ D1 khi đặt trong không khí, khi đặt trong chất lỏng có chiết suất n’= 1,68 thấu kính lại có độ tụ D2 = -(D1/5)


2. Công thức tính độ tụ của thấu kính.

Độ tụ là gì

Công thức – đơn vị đo

Công thức độ tụ: D = 1/f

Trong đó:

+ D là độ tụ

+ f là tiêu cự của thấu kính, có đơn vị là mét (m).

Đơn vị của độ tụ là điôp, kí hiệu là dp : 1 dp = 1 m-1.

Qui ước:

+ thấu kính hội tụ: f > 0 ; D > 0

+ thấu kính phân kì: f < 0; D < 0

 Với thấu kính mỏng, khi biết các bán kính cong của thấu kính, ta có thể tính độ tụ bởi công thức:

Độ tụ là gì

Trong đó:

+ D là độ tụ, D > 0 với thấu kính hội tụ; D < 0 với thấu kính phân kì. Đơn vị đo của D là diop (dp).

+ n là chiết suất tỉ đối của vật liệu làm thấu kính với môi trường xung quanh thấu kính.

+ R1 và R2 là các bán kính của các mặt thấu kính, có đơn vị mét (m), với quy ước:

>>> Tham khảo: Thế nào là thấu kính hội tụ?


3. Bài tập liên quan tới độ tụ

Bài 1: Cho một thấu kính có hai mặt lồi. Khi đặt trong không khí có độ tụ D1, khi đặt trong chất lỏng có chiết suất là n’= 1,68 thì thấu kính lại có độ tụ D2 = -(D1/5).

a) Vậy chiết suất n của thấu kính là bao nhiêu?

b) Cho một mặt có bán kính cong gấp 4 lần bán kính cong của mặt kia và D1 =2,5 dp.  Bán kính cong của hai mặt này?

Đáp án: 1,5; 25cm; 100 cm.

Bài 2: Cho thủy tinh làm thấu kính có chiết suất n = 1,5.

a) Bạn hay tìm tiêu cự của các thấu kính khi đặt trong không khí. Nếu: 

-  Hai mặt lồi có bán kính 10cm và 30 cm

-  Mặt lồi có bán kính 10cm và mặt lõm có bán kính 30cm.

Đáp án: a)15 cm; 30 cm b)60 cm; 120 cm

b) Khi chúng được cho vào trong nước có chiết suất n’= 4/3, thì tiêu cự của thấu kính trên là bao nhiêu?

Bài 3: Một thấu kính hai có mặt lồi. Độ tụ là D1  khi đặt trong không khí, khi đặt trong chất lỏng có chiết suất n’= 1,68 thấu kính lại có độ tụ D2 = -(D1/5).

a) Vậy chiết suất n của thấu kính là bao nhiêu?

b) Một mặt có bán kính cong gấp 4 lần bán kính cong của mặt kia và cho D1 =2,5 dp. Bán kính cong của hai mặt này là bao nhiêu? Đáp án: 1,5; 25cm; 100 cm.

Bài 4: Cho một thấu kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Đặt nó trong không khí nó có độ tụ 5 dp. Cho thấu kính vào chất lỏng có chiết suất n’ thì thấu kính có tiêu cự f’ = -1m. Tìm chiết suất của thấu kính?

Đáp án: 1,67

----------------------------------

Qua bài viết trên đây Toploigiai đã trả lời câu hỏi Độ tụ là gì? và cung cấp thêm một số thông tin về vật lý. Mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc các bạn học tập tốt!

icon-date
Xuất bản : 26/08/2022 - Cập nhật : 28/12/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads