logo

Đơn vị của dung kháng là gì?

icon_facebook

Dung kháng là đại lượng đặc trưng cho sức cản trở dòng điện xoay chiều của tụ điện. Nó có tên gọi là dung kháng chứ không phải là trở kháng vì người ta muốn phân biệt với điện trở thông thường. Tức là điện trở của tụ điện trong tín hiệu xoay chiều. Vậy đơn vị của dung kháng là gì? Mời các bạn cùng Top lời giải trả lời câu hỏi dưới đây!


Câu hỏi: Đơn vị của dung kháng

A. Fara

B. Henry

C. Ôm

D. Culong

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Ôm

Đơn vị của dung kháng là Ôm (Ω)


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C

Với tín hiệu điện xoay chiều thì tụ điện sẽ cho phép dòng điện chạy qua nó còn với tín hiệu một chiều thì tụ điện chỉ cho phép dòng điện chạy qua trong một khoảng thời gian quá độ đầu tiên (Tức là khi con tụ đang nạp hoặc đang xả). Và khi nó đã nạp đầy hoặc xả hết rồi thì nó sẽ không cho phép dòng điện chạy qua nữa.

Dung kháng của tụ điện chính là một trong những đại lượng quan trọng trong kiến thức điện tử. Nó chính là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.

Đơn vị của dung kháng là gì

Dung kháng được kí hiệu là ZC

Công thức tính dung kháng là:  Zc = 1/ωC = 1/2πfc

Đơn vị của dung kháng là Ω (đọc là Ôm)

Như vậy, dung kháng của tụ điện sẽ phụ thuộc vào tần số của tín hiệu cũng như là giá trị điện dung của con tụ điện. Khi giá trị điện dung của con tụ điện càng lớn thì Zc càng nhỏ. Tức là tụ điện có giá trị điện dung càng lớn thì cho phép dẫn dòng điện xoay chiều càng nhiều. Tương tự như thế, khi tần số của tín hiệu càng cao thì Zc càng nhỏ, có nghĩa là dòng điện chạy qua đoạn mạch càng lớn.

>>> Tham khảo: Đơn vị của điện cảm là gì?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ dung kiến thức về dung kháng

Câu 1: Để tăng dung kháng của một tụ phẳng có điện môi là không khí, ta có thể:

A. Tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ điện.

B. Giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện.

C. Đưa bản điện môi vào trong lòng tụ điện.

D. Tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.

Đáp án đúng là: D

Câu 2: Dòng điện xoay chiều chạy qua mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm luôn:

A. Có pha ban đầu bằng 0.

B. Trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/2

C. Có pha ban đầu bằng -π/2.

D. Sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/2

Đáp án đúng là: B

Câu 3: Tác dụng cản trở dòng điện của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều đúng với trường hợp nào nêu dưới đây?

A. Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng lớn.

B. Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng nhỏ.

C. Cuộn cảm có độ tự cảm càng nhỏ thì tác dụng cản trở càng lớn.

D. Tác dụng cản trở dòng điện không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.

Đáp án đúng là: C

Câu 4: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp ở hai đầu mạch:

A. Sớm pha 0,5π so với cường độ dòng điện.

B. Sớm pha 0,25π so với cường độ dòng điện.

C. Trễ pha 0,5π so với cường độ dòng điện.

D. Cùng pha với cường độ dòng điện.

Đáp án đúng là: C

Câu 5: Một tụ điện có điện dung C = 10-3 / 2π F mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp u = 141,2 cos (100πt - π/4) V

- Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua tụ có giá trị là:

A. 4 A.     

B. 5 A.

C. 7 A.     

D. 6 A.

Đáp án đúng là: B

---------------------------------------

Trên đây Top lời giải đã giáp đáp câu hỏi Đơn vị của dung kháng là gì? Bài viết đã giải thích chi tiết và kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm về dung kháng giúp bạn học tập tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! 

icon-date
Xuất bản : 05/09/2022 - Cập nhật : 05/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads