Tần số có nghĩa là số lần lặp lại của một hiện tượng trong một khoảng thời gian. Để tính tần số, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng và chia cho khoảng thời gian đã chọn. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo tần số Hz được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức, Heinrich Rudolf Hertz. Như vậy bạn có biết tần số của sự tự dao động điều hòa như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi dưới đây nhé!
A. Phụ thuộc vào cách kích thích dao động ban đầu
B. Phụ thuộc và năng lượng cung cấp cho hệ
C. Thay đổi do được cung cấp nằng lượng từ bên ngoài
D. Vẫn giữ nguyên như khi hệ dao động tự do
Đáp án đúng là: D. Vẫn giữ nguyên như khi hệ dao động tự do
Tần số của sự tự dao động vẫn giữ nguyên như khi hệ dao động tự do.
Sự dao động được duy trì mà không cần đến tác dụng của ngoại lực được gọi là sự tự dao động. Trong quá trình giao động. Tần số của sự tự dao động vẫn giữ nguyên như khi hệ dao động tự do.
Thí dụ: Đồng hồ quả lắc là hệ tự dao động.
Khi lên dây cót đồng hồ, ta đã tích lũy cho dây cót một thế năng đàn hồi. Mỗi khi con lắc đến biên, dây cót dãn ra để một phần thế năng truyền sang cho quả lắc nhằm bù vào năng lượng hao hụt, nên con lắc đồng hồ dao động với biên độ và chu kì không đổi.
Đồng hồ là hệ tự dao động gồm: Vật dao động ;nguồn năng lượng ; cơ cấu truyền năng lượng .
Nếu cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động tắt dần (bằng cách tác dụng một ngoại lực cùng chiều với chiều chuyển động của vật dao động trong từng phần của chu kì) để bù lại phần năng lượng tiêu hao do ma sát mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của nó, khi đó vật dao động mải mải với chu kì bằng chu kì dao động riêng của nó, dao động này gọi là dao động duy trì. Ngoại lực tác dụng lên vật dao động thường được điều khiển bởi chính dao động đó.
Tần số của hệ dao động tự do chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động và không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
Như vậy, tần số của sự tự dao động vẫn giữ nguyên như khi hệ dao động tự do
>>> Xem thêm: Pha của dao động được dùng để xác định
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?
A. Lực cản sinh công âm là tiêu hao dần năng lượng của dao động.
B. Do lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động nên biên độ giảm.
C. Tần số của dao động càng lớn, thì dao động tắt dần càng kéo dài.
D. Lực cản càng nhỏ thì dao động tắt dần càng chậm.
Đáp án đúng là: C
Câu 2: Biên độ đao động khi có sự cộng hưởng cơ phụ thuộc vào
A. Tần số ngoại lực tác đụng vào vật.
B. Pha ban đầu của ngoại lực tác dụng vào vật
C. Sự chênh lệch giữa tần số cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động
D. Lực cản của môi trường
Đáp án đúng là: D
Câu 3: Hai con lắc làm bằng hai hòn bi có bán kình bằng nhau, treo trên hai sợi dây giống nhau. Khối lượng nủa hai hòn bi khác nhau. Hai con lắc cùng dao động trong một môi trường với biên độ ban đầu như nhau và vận tốc ban đầu đều bằng 0. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Dao động của con lắc nặng tắt dần nhanh hơn con lắc nhẹ.
B. Dao động của con lắc nhẹ tắt dần nhanh hơn con lắc nặng.
C. Hai con lắc cùng dừng lại cùng một lúc.
D. Không có con lắc nào dao động tắt dần
Đáp án đúng là: B
Câu 4: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc
A. Biên độ của ngoại lực.
B. Tần số của ngoại lực.
C. Pha ban đầu của ngoại lực.
D. Tần số dao động riêng.
Đáp án đúng là: C
Câu 5: Trong dao động duy trì
A. Biên độ dao động phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực
B. Biên độ và tần số giữ nguyên như khi hệ dao động tự do.
C. Tần số đao động bằng tần số ngoại lực.
D. Biên độ và tân số thay đôi theo tằn số của ngoại lực.
Đáp án đúng là: B
----------------------------------------
Trên đây chúng tôi đã trả lời câu hỏi “Tần số của sự tự dao động”. bài viết đã giải thích chi tiết và bổ sung một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức dao động tắt dần, dao động cưỡng bức. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho học tập, chúc bạn học tốt!