logo

Đố ai gian khó chẳng lùi, Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay, Mười năm Bình Định ra tay, Thành Đông Quan mất vía bầy Vương Thông - Là ai

icon_facebook

Đố ai gian khó chẳng lùi, Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay, Mười năm Bình Định ra tay, Thành Đông Quan mất vía bầy Vương Thông - là Lê Lợi. Vậy Lê Lợi là người như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung này nhé.


Câu hỏi: 

Đố ai gian khó chẳng lùi,

Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay,

Mười năm Bình Định ra tay,

Thành Đông Quan mất vía bầy Vương Thông

- Là ai?

Trả lời:

Là Lê Lợi.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Tiểu sử Lê Lợi

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Lê Lợi xuất thân trong một gia đình quân trưởng ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân đội chiếm đóng. Dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt. Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà vua đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị. Ông còn thành công trong việc trấn áp các cuộc bạo động ở vùng tây bắc, thu châu Phục Lễ. Ông được các sử gia đánh giá cao ở tài năng chính trị, quân sự, kinh tế, nhưng một số sử gia hiện đại lại chỉ trích vì cho rằng ông đã làm hại hai công thần Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Tuy nhiên, các sử gia Lê Quý Đôn, Trần Quốc Vượng và Tạ Chí Đại Trường cho rằng Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo đã phạm tội.

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.


2. Sự đóng góp của Lê Lợi

* Vai trò của Lê Lợi: Dẵn dắt nhân dân khởi nghĩa, tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn, đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.....

Các trận đánh tiêu biểu:

Đánh bại quân Ai Lao

Cuối năm 1421, quân Ai Lao đem 3 vạn quân, 100 thớt voi đột xuất đến doanh trại nghĩa quân Lam Sơn, phao tin là hợp sức với nghĩa quân đánh quân Minh. Lê Lợi chấp thuận, quân Ai Lao nửa đêm đánh úp nghĩa quân. Lê Lợi đích thân đốc chiến, đánh tan quân Ai Lao, chém 1 vạn người, bắt 14 con voi, truy kích 4 ngày đêm đến tận sào huyệt quân Ai Lao rồi sẫn quân trở về đóng quân ở Sách Thủy. Tù trưởng Ai Lao là Mãn Sát xin giảng hòa, Lê Lợi cho đó là kế gian, các tướng cố xin hòa, Bình chương Lê Thạch tiến đánh nhưng trúng phải chông ngầm mà chết.

Đố ai gian khó chẳng lùi, Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay, Mười năm Bình Định ra tay, Thành Đông Quan mất vía bầy Vương Thông - Là ai

Giải phóng Nghệ An (1424)

- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, nghĩa quân đã “chuyển quân vào Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, rồi dựa vào đấy mà quay ra đánh lấy Đông Đô”.

- Nghĩa quân đánh thắng trận Đa căng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải, giải phóng phần lớn Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa chỉ trong vòng một tháng.

- Sau đó, nghĩa quân đã rút vào Nghệ An để thoát thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn là Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425)

- Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình),Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế).

- Từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425 một vùng rộng lớn được giải phóng từ Thanh Hóa đến Hải Vân, với khí thế áp đảo, nghĩa quân chuẩn bị tiến ra Bắc.

- Trong khi đó, quân Minh phải rút vào các thành lũy để cố thủ.

Sau khi đánh đổ được quân Minh xâm lược, ông đã cho xây dựng lại đất nước, khoa cử, thi thố, luật lệ, sách vở, lễ nghi… Chính vì sự cải cách và phát triển không ngừng đó, Vua Lê Lợi đã làm cho triều đại Hậu Lê trở nên thịnh vượng, huy hoàng về mọi mặt trong đời sống và để lại một dấu ấn, cột mốc lịch sử quan trọng nhất. Mặc dù, quá trình này vô cùng khó khăn, do ảnh hưởng rất nhiều hậu quả của quân Minh để lại. Các tài liệu lịch sử, văn học, nghệ thuật, thư tịch đã bị mất dần và nhiều người tài của Đại Việt bị bắt giải về Trung Quốc.

Vua Lê Lợi đã chia đất nước ra làm bốn đạo để điều hành việc cai trị và xây dựng đất nước và có thêm một số các bộ máy thôn xã, địa phương trong cả nước. Học hành được chú trọng nhiều hơn, Quốc Tử Giám được mở cửa để tạo đều kiện cho các quan viên, con thường dân vào học tập. Ngoài ra, còn thường xuyên mở khoa thi để thu hút và tuyển chọn nhân tài trong nhân gian.

>>> Xem thêm: Niên hiệu của Lê Lợi khi lên làm vua

--------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Lê Lợi với từ câu đố ai gian khó chẳng lùi, Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay, Mười năm Bình Định ra tay, Thành Đông Quan mất vía bầy Vương Thông. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 24/05/2022 - Cập nhật : 24/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads