logo

Nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ

Nghệ thuật Đại Việt thời Lê Sơ phản ánh các loại hình nghệ thuật của nước Đại Việt từ năm 1428 đến năm 1527, chủ yếu trên lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc. Vậy Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào? Cùng Top lời giải trả lời chi tiết cho câu hỏi này nhé


Câu hỏi: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?

A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.

B. Kinh thành Thăng Long

C. Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa

D. Các dinh thự, phủ chúa to lớn.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa)


Giải thích của giáo viên Top lời giải về lý do chọn đáp án A

- Hoàng thành Thăng Long ( Hán-Việt: Thăng Long Hoàng thành) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

- Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa như: Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, Chùa Mật Đa, chùa Thanh Hà, Chùa Đót Tiên. Các ngôi chùa này là nghệ thuật kiến trúc thời Trần

- Các dinh thự, phủ chúa to lớn là đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc thời Trịnh – Nguyễn.

- Thành điện Lam Kinh xưa được xây dựng theo địa thế “tọa sơn hướng thủy”, một tiêu chuẩn vàng trong phong thủy của người Á Đông. Phía Bắc của kinh thành dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu, có núi Chúa làm bình phong, phía Đông là rừng Phú Lâm, còn phía Tây được bảo vệ bởi núi Hương và núi Hàm Rồng. Là công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê sơ

>>> Xem thêm: Nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ


Câu hỏi bổ sung kiến thức về Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ

Câu 1: Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo

C. Thiên chúa giáo.

D. Đạo giáo.

Lời giải:

Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ?

A. Hồng Đức bản đồ.

B. An Nam hình thăng đồ.

C. Lập thành toán pháp.

D. Dư địa chí

Lời giải:

Có hai tác phẩm tiêu biểu thuộc thành tựu toán học thời Lê sơ là: Đại thành toán pháp và Lập thành toán pháp.

Đáp án cần chọn là: C

Chú ý

Các tác phẩm ở đáp án A, B, D: là các tác phẩm tiêu biểu thuộc lĩnh vực địa lí học

Câu 3:Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển nhất dưới triều vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thái Tông

C. Lê Thánh Tông

D. Lê Nhân Tông

Lời giải:

Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) giáo dục khoa cử phát triển thịnh nhất, tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?

A. Công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.

B. Kinh thành Thăng Long

C. Các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa

D. Các dinh thự, phủ chúa to lớn.

Lời giải:

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Lê Thánh Tông đã có đóng góp quan trọng gì đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XV?

A. Sáng lập và phát triển dòng văn học chữ Nôm

B. Sáng tập Hội tao đàn và làm chủ soái.

C. Đề cao tưởng tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

D. Phát triển tư tưởng văn học của Nguyễn Trãi

Lời giải:

Những đóng góp của Lê Thánh Tông đối với nền văn học dân tộc ở thế kỉ XV bao gồm:

- Vua Lê Thánh Tông để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ cho nền văn học nước nhà với khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm)..Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.

- Ông là người sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Sự ra đời của Hội Tao đàn đã đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.

Đáp án cần chọn là: B

icon-date
Xuất bản : 24/05/2022 - Cập nhật : 24/05/2022