Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Điện trở là linh kiện điện tử dùng để” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Điện trở là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.
A. Hạn chế dòng điện
B. Phân chia dòng điện.
C. Phân chia điện áp trong mạch.
D. Cả 3 đáp án trên
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Cả 3 đáp án trên
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về “Điện trở” dưới đây nhé!
- Điện trở là một đại lượng vật lí biểu thị đặc tính cản trở dòng điện của một vật có khả năng cho dòng điện chạy qua. Vật nào dẫn điện càng tốt thì điện trở của nó càng nhỏ và ngược lại. Trong kĩ thuật, có một loại linh kiện điện tử thụ động cũng được gọi là điện trở mà khả năng cản trở dòng điện của nó đã được xác định (có định lượng rõ ràng).
- Linh kiện điện tử thụ động là những linh kiện không cần nguồn cấp năng lượng để duy trì khả năng hoạt động của chính nó. Có 4 loại linh kiện thụ động là: Điện trở; Tụ điện; Cuộn cảm; Đi-ốt (diode)
- Điện trở có mặt ở trong mọi thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được trong mạch điện. Điện trở có những tác dụng sau:
+ Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp.
+ Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
+ Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động.
+ Tham gia vào các mạch tạo dao động R C
+ Điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện.
+ Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết.
+ Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp.
- Điện trở có công dụng là khi mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
- Ví dụ: Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị điện trở R1 và R2.
- Theo công thức :
U1 = U.R1/(R1 + R2)
- Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn. (thường thì thay đổi R1, R2 cố định). Công dụng của điện trở còn là ở cách phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động và tham gia vào các mạch tạo dao động RC.
- Định luật Ôm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:
- Công thức định luật Ôm:
- Công thức điện trở:
+ Với I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn
+ R là điện trở
+ U là điện áp trên vật dẫn
a. Điện trở song song
- Các điện trở được mắc song song sẽ có giá trị tương đương (Rtđ) và cách tính điện trở song song là :
(1/Rtđ) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)
- Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì ta sẽ có công thức điện trở song song như sau:
Rtd = R1.R2 / ( R1 + R2)
- Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỉ lệ nghịch với giá trị điện trở thì, ta sẽ có:
I1 = (U / R1); I2 = (U / R2); I3 =(U / R3 )
- Điện áp trên các sơ đồ điện trở mắc song song luôn bằng nhau.
- Cách mắc điện trở song song (sơ đồ mắc điện trở song song):
b. Điện trở nối tiếp
- Các điện trở mắc nối tiếp sẽ có giá trị tương đương nhau và bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại.
Rtd = R1 + R2 + R3
- Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp phải có giá trị bằng nhau và bằng
II = (U1 / R1) = (U2 / R2) = (U3 / R3)
- Từ công thức trên ta thấy rằng, sụt áp trên các điện trở được mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị của điện trở.
- Cách mắc điện trở nối tiếp:
Điện trở (IEEE) |
Điện trở làm giảm dòng chảy hiện tại. |
Điện trở (IEC) | |
Máy đo điện thế (IEEE) |
Điều chỉnh điện trở – có 3 thiết bị đầu cuối. |
Máy đo điện thế (IEC) | |
Biến trở / Biến trở (IEEE) |
Điều chỉnh điện trở – có 2 cực. |
Biến trở / Biến trở (IEC) | |
Điện trở trimmer |
Điện trở trước |
Nhiệt điện trở |
Điện trở nhiệt – thay đổi điện trở khi nhiệt độ thay đổi |
Điện trở quang / điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR) |
Thay đổi điện trở theo ánh sáng |