Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Âm phát ra càng nhỏ khi” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lí 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
A. Vật dao động càng chậm
B. Biên độ dao động càng nhỏ
C. Tần số dao động càng nhỏ
D. Vật dao động càng nhỏ
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Biên độ dao động càng nhỏ
Giải thích:
Âm phát ra càng to (nhỏ ) khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn (nhỏ).
Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về “Âm ” trong vật lý nhé!
- Âm hay sóng âm là những sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí (không truyền được trong chân không). Sóng âm truyền trong môi trường chất khí, chất lỏng là sóng dọc, trong môi trường chất rắn thường là sóng ngang.
- Âm nghe được(âm thanh): Là những sóng âm gây ra cảm giác âm với màng nhĩ, có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz.
- Âm có tần số dưới 16 Hz gọi là hạ âm, tai người không nghe được nhưng voi, chim bồ câu,.. vẫn có thể nghe được hạ âm.
- Âm có tần số trên 20000 Hz gọi là siêu âm, tai người không nghe được nhưng chó, dơi, cá heo,.. vẫn có thể nghe được siêu âm.
a. Tần số âm
- Tần số âm là gì? Tần số âm là những rung động của âm thanh mang tính tuần hoàn. Con người chỉ có thể nghe được những âm thanh trong khoảng tần số giao động từ 20 Hz đến 20.000 Hz. Ngoài phạm vi tần số âm này, con người không thể tiếp nhận được âm thanh. Với những người bị khiếm thính, tần số âm họ tiếp nhận bằng 0 Hz.
- Tần số âm được chia ra làm 3 dải tần số âm thanh chính là âm trầm (Bass), âm trung (Midrange) và âm cao (Treble/ High end). Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm (Sub Sonic). Và ngược lại, những âm có tần số cao hơn 20.000 Hz gọi là siêu âm (Super Sonic).
b. Hoạ âm bậc n
- Họa âm bậc n cũng là một trong những khái niệm mà ta thường hay nhắc đến. Họa âm chính là những âm ngoài âm cơ bản được sinh ra từ bội âm. Nếu gọi âm cơ bản có tần số là f1 thì tần số âm của họa âm bậc n sẽ được tính bằng tích của bậc n và f1.
- Ví dụ:
Âm cơ bản của C5 có f1 = 532 Hz.
Ta sẽ có, họa âm bậc 2 f2 của C5 là 2 x 532 = 1064 Hz.
Họa âm bậc 3 f3 của C5 là 3 x 532 = 1596 Hz.
c. Cường độ âm
- Cường độ âm là gì? Đây chính là nhân tố quyết định đến việc bạn nghe âm thanh to và rõ đến mức độ nào. Cường độ âm là số năng lượng mà sóng âm truyền đi trong một thời gian nhất định trên đơn vị diện tích cố định và vuông góc với phương truyền âm. Đơn vị đo của cường độ âm là decibel (dB)
d. Vận tốc truyền âm
- Vận tốc truyền âm là tốc độ truyền âm thanh trong môi trường truyền âm nhất định. Ngoại trừ môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm còn bị tác động bởi một số yếu tố khác như nhiệt độ, lực cản,…
- Vận tốc truyền âm trong không khí là lớn nhất (340 m/s). Sau đó đến môi trường chất lỏng và vận tốc truyền âm thấp nhất là trong môi trường chất rắn. Trong chân không thì vận tốc bằng 0.
a. Độ cao
- Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được gọi là độ cao của âm.
- Âm có tần số càng cao thì nghe càng cao, âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng nhỏ.
- Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm.
b. Độ to
- Âm có cường độ càng lớn thì nghe càng to. Tuy nhiên cảm giác về độ to của âm không tăng theo cường độ âm mà tăng theo mức cường độ âm.
- Do đó, độ to chỉ là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
c. Âm sắc
- Các nhạc cụ khác nhau phát ra cùng một âm ở cùng một độ cao, nhưng khi nghe ta vẫn dễ dàng phân biệt được âm nào do nhạc cụ nào phát ra do các âm đó có âm sắc khác nhau.
- Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
Câu 1: Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm có thể giúp ta phân biệt được hai âm loại nào trong các loại dưới đây?
A. Có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
B. Có cùng tần số phát ra trước hay sau bởi cùng một nhạc cụ.
C. Có cùng biên độ phát ra trước hay sau bởi cùng một nhạc cụ.
D. Có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
Chọn đáp án A
- Âm sắc giúp ta phân biệt được âm cùng tần số phát ra từ hai nhạc cụ khác nhau.
Câu 2: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Độ đàn hồi của âm.
B. Biên độ dao động của nguồn âm.
C. Tần số của nguồn âm.
D. Đồ thị dao động của nguồn âm.
Chọn đáp án C
- Độ cao của âm phụ thuộc và yếu tố: tần số dao động, tần số là số dao động trong một giây.
Câu 3: Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này:
A. là âm nghe được.
B. là siêu âm.
C. truyền được trong chân không.
D. là hạ âm.
Chọn đáp án D
T = 80 ms → f = 12,5 Hz < 16 Hz → sóng hạ âm.