logo

Điện trở 10k màu gì?

Câu hỏi: Điện trở 10k màu gì?

Trả lời: 

Điện trở 10k màu bạc (silver)

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cách đọc điện trở nhé:


Điện trở là gì?

Thực ra; điện trở tên tiếng anh Resistor là một con trở kháng là một loại linh kiện dùng trong ngành điện tử được thiết kế rất nhỏ gắn vào các vi mạch trong các loại máy móc công nghệ như các bộ chuyển đổi, các loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, điện dung….Tùy vào thiết kế công dụng và độ chính xác mà tích hợp nhiều điện trở hoặc ít

Vậy điện trở cách điện là gì ? Điện trở thuần là gì ?

Thực ra; tất cả các con điện trở đều có tính năng cách điện. Điện trở cách điện là con điện trở được bọc một lớp sứ cách điện hoàn toàn với dòng điện bên ngoài để đảm bảo tránh cháy Boar mạch

[CHUẨN NHẤT] Điện trở 10k màu gì
Các loại điện trở thông dụng trong hệ thống boar mạch điện thiết bị

Con điện trở thuần là một loại điện trở chuyển hóa dòng điện Ampe sang dòng nhiệt. Nó khác với điện trở kháng vì dòng kháng có chức năng cản trở dòng điện quá tải và tính năng của nó khác xa hoàn toàn với các loại dây trở nhiệt sẽ được chia sẻ trong các bài tiếp theo

Điện trở định thiên là con điện trở đã được tính toán kỹ lưỡng trên một con transistor. Con này sẽ output ra 1 dòng điện trên một cực A mà dựa vào dòng điện đó transistor có thể hoạt động ổn định trên điện cực B chẳng hạn.

Còn con biến trở thực tế chính là con điện trở chạy theo chu kỳ. Và muốn biến được mức độ biến trở của con điện trở phải thông qua một bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở sang 4-20mA đưa về PLC để đọc


Điện trở công suất là gì

[CHUẨN NHẤT] Điện trở 10k màu gì (ảnh 2)

Điện trở công suất chính là các loại điện trở có công suất tiêu thụ lớn hơn 1W. Nó khác hoàn toàn với các loại điện trở thường ở chỗ dòng thường chỉ có công suất tối đa 0.5W.

Trên thực tế 2 dòng điện trở thiết kế một lớp sứ hoặc điện trở nhiệt đều được xem như là một điện trở suất


Công thức tính điện trở suất và Ký hiệu điện trở

Các dòng điện trở suất được tính theo một công thức chung:

P = U . I = U2 / R = I2.R

Trong đó:

- P: Công suất của điện trở ký hiệu W

- I: dòng điện chạy qua điện trở ( Công suất điện trở sẽ phụ thuộc vào dòng điện này )

- R: Chính là con điện trở ký hiệu là Ω ( Ohm) là ký hiệu ôm. Đây là đơn vị căn bản của con điện trở. Ngoài ra; còn có các đơn vị như KΩ, MΩ

Đây được xem là một trong các công thức tính giá trị các dòng điện trở thông dụng. Ngoài ra; vẫn còn một số công thức khác như:

Công thức tính điện trở suất theo nhiệt độ: R = U/P trong đó P Là nhiệt độ thiết bị tỏa ra. Và điều này cho thấy con điện trở luôn phụ thuộc vào sự tăng giảm của nhiệt độ tỏa ra từ thiết bị

Trong 1 mạch điện có khá nhiều ký hiệu thiết bị link kiện điện tử khác nhau và điện trở là một trong các ký hiệu nằm trong mạch điện điều khiển của hệ thống điện nhà máy

Ta có thể quy đổi các đơn vị đo điện trở như sau:

- 1KΩ = 1000 Ω

- 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω

Ví dụ: Trên con điện trở có khắc ký hiệu 5K1. Điều này có nghĩa là con điện trở max 5.1 kΩ tương đương với 5100 Ω. Hoặc 3R1 có nghĩa là điện trở 3.1Ω….


Ứng dụng của điện trở

Công dụng của điện trở

Công dụng của điện trở trong mạch điện hoặc mạch điện tử là “cản trở” (do đó gọi là điện trở), điều chỉnh hoặc thiết lập dòng điện qua nó bằng cách sử dụng các loại vật chất dẫn điện tạo nên điện trở. Điện trở cũng có thể được nối với nhau thành chuỗi dùng để làm mạng điện trở có thể hoạt động như bộ giảm điện áp, bộ chia điện áp hoặc bộ giới hạn dòng điện trong mạch điện.

Điện trở được gọi là "Thiết bị thụ động", vì nó không chứa hoặc khuếch đại điện áp nhưng chỉ làm giảm điện áp hoặc dòng điện đi qua nó dẫn đến năng lượng điện bị mất ở dạng nhiệt.

Cần có sự chênh lệch điện áp giữa 2 đầu điện trở để cho dòng điện đi qua. Sự chênh lệch này giúp cân bằng năng lượng bị mất. Khi được sử dụng trong các mạch điện 1 chiều, sự chênh lệch này, còn được gọi là hiệu điện thế, được đo trên các đầu cuối của điện trở khi dòng điện chạy qua.

Hầu hết các loại điện trở là các thiết bị tuyến tính tạo ra sự sụt điện áp khi dòng điện chạy qua nó và tuân theo Định luật Ohm. Các giá trị điện trở khác nhau tạo ra các giá trị dòng điện hoặc điện áp khác nhau. Điều này rất hữu ích trong các mạch điện tử, khi muốn điều chỉnh dòng điện hoặc điện áp ta chỉ cần điều chỉnh điện trở, chúng ta có thể tạo ra một bộ chuyển đổi điện áp thành dòng điện và dòng điện thành điện áp.

Có hàng ngàn loại điện trở khác nhau và được sản xuất dưới nhiều dạng khắc nhau tùy vào đặc điểm và độ chính xác cụ thể của chúng phù hợp với các lĩnh vực ứng dụng nhất định, chẳng hạn như độ ổn định cao, điện áp cao, dòng điện cao, hoặc điện trở sử dụng cho mục đích chung.

Một số đặc điểm chung liên quan đến điện trở là: Hệ số nhiệt độ, hệ số điện áp, độ nhiễu, tần số đáp ứng, công suất cũng như mức nhiệt độ, kích thước vật lý và độ tin cậy.

Các điện trở thường chỉ có một giá trị điện trở duy nhất, ví dụ 100Ω, nhưng các điện trở biến thiên (biến trở) có thể điều chỉnh được giá điện trở giữa 0 và giá trị cực đại của nó. 

Vậy điện trở được dùng để làm gì trong thực tế?

Người ta tích hợp các con điện trở trong vi mạch nhằm cản trở dòng điện nhằm mục đích đảm bảo dòng điện đi qua tải phù hợp với mức độ chịu tải của các vi mạch

Một ví dụ đơn giản để các bạn dễ hình dung:

Giả sử ta có một con đèn LED nguồn vào dao động max 5V chạy với công suất 3W. Nhưng trong nhà bộ nguồn duy nhất ta có là nguồn 12V. Vậy câu hỏi đặt ra ” Làm thế nào để dùng chính bộ nguồn này cấp cho đèn ? “

Bằng cách đấu 2 dây đèn LED vào một con điện trở nhằm mục đích đưa áp nguồn về mức 5V

Dựa vào công thức trên ta có thể biết được con điện trở cần đấu vào là bao nhiêu ôm. Ta làm như sau:

Dòng điện tiêu thụ của đèn LED 5V với công suất 3W đi qua con điện trở là I =  3/5 = 0.6 Ampe

Nguồn cấp vào 12V trong khi đèn LED nhận tối đa 5V vì vậy cần phải giảm áp 7V. Vì vậy cách tính con điện trở ta cần đấu dây vào R = U/I = 7/0.6 = 11,67 Ohm

Lúc này công suất tiêu thụ của điện trở cần lắp vào P = 7*0.6 = 4.2 w. Suy ra điện trở cần tìm là 11.67 Ω với công suất lớn hơn 4.2 w

icon-date
Xuất bản : 02/10/2021 - Cập nhật : 03/10/2021