logo

Phân loại điện trở

Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động với 2 tiếp điểm nối. Chức năng của nó dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch. Vậy phân loại điện trở như thế nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Điện trở là gì?

Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện có biểu tượng R quan trọng gồm có hai tiếp điểm kết nối với nhau giúp hạn chế được cường độ dòng điện chảy trong mạch. Do đó, điện trở thường có một số chức năng chính như: chỉnh mức độ tín hiệu, chia điện áp, kích hoạt linh kiện điện tử chủ động,…

Điện trở kháng được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó. Khả năng giảm dòng điện của điện trở được gọi là điện trở suất và được đo bằng đơn vị ohms (đơn vị điện trở).


Phân loại điện trở

Điện trở được phân loại theo:

- Công suất: công suất nhỏ, công suất lớn

- Trị số: loại cố định hoặc có thể thay đổi (biến trở - chiết áp)

- Khi đại lượng vật lý tác động lên điện trở làm trị số của nó thay đổi thì được phân loại như sau:

+ Điện trở nhiệt (thermistor) có hai loại:

Hệ số dương: khi nhiệt độ tăng thì R tăng

Hệ số âm: khi nhiệt độ tăng thì R giảm

+ Điện trở biến đổi theo điện áp (varixto): khi U tăng thì R giảm.

+ Quang điện trở: khi ánh sáng rọi vào thì R giảm.


Sơ đồ mắc điện trở

Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp

Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại.

Rtd = R1 +R2 + R3

Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng

| | = (U1/R1) = (U2/R2) = (U3/R3)

Từ công thức trên thì chúng ta thấy rằng, sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điện trở.

Cách mắc điện trở nối tiếp:

[CHUẨN NHẤT] Phân loại điện trở (ảnh 5)

Sơ đồ mắc điện trở song song

Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương (Rtd) được tính bằng công thức:

(1/ Rt) = (1/ R1) + (1/ R2) + (1/ R3)

Nếu như mạch chỉ có 2 điện trở song song thì:

Rtd = R1.R2 / (R1 + R2)

I1 = (U / R1), I2 = (U/ R2), I3 = (U/R3)

Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau

Cách mắc điện trở  song song:

[CHUẨN NHẤT] Phân loại điện trở (ảnh 6)

Sơ đồ điện trở mắc hỗn hợp

Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo điện trở tối ưu hơn. Ví dụ như: nếu chúng ta cần 1 điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1.5K

Cách mắc điện trở hỗn hợp:

[CHUẨN NHẤT] Phân loại điện trở (ảnh 7)
icon-date
Xuất bản : 02/10/2021 - Cập nhật : 17/12/2022