logo

Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Hướng dẫn Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Lý thuyết Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn

Câu hỏi trang 119 Địa Lí 8: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Hồ đầm và nước ngầm ở nước ta đóng vai trò như thế nào với sản xuất và sinh hoạt?

Trả lời:

- Đặc điểm của sông ngòi nước ta:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.

+ Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa.

+ Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính là: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Chế độ nước chảy theo hai mùa rõ rệt.

- Hồ đầm và nước ngầm có vai trò quan trọng đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt.

Câu hỏi trang 119 Địa Lí 8: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy: Xác định trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8

Trả lời:

- Hướng dẫn: Học sinh quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định dựa trên màu sắc, kí hiệu.

Câu hỏi trang 119 Địa Lí 8: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy: Phân tích đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.

Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8

Trả lời:

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.
- Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,...
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m)/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).

Câu hỏi trang 121 Địa Lí 8: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy: Xác định trên bản đồ một số hệ thống sông lớn.

Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8

Trả lời:

- Hướng dẫn: quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định:

+ Hệ thống sông Hồng

+ Hệ thống sông Thu Bồn

+ Hệ thống sông Cửu Long.

Câu hỏi trang 121 Địa Lí 8: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy: Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của một hệ thống sông lớn ở nước ta

Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8

Trả lời:

(*) Lựa chọn: phân tích đặc điểm của hệ thống sông Hồng

(*) Trình bày:

a. Đặc điểm mạng lưới sông:

- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.

b. Đặc điểm chế độ nước sông:

- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

Câu hỏi trang 122 Địa Lí 8: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích vai trò của hồ đầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

Trả lời:

Vai trò của nước sông, hồ đối với sản xuất và sinh hoạt:

Đối với sản xuất:

- Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. 

- Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đấm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế), đầm Thị Nại (Bình Định), hồ thuỷ điện Hoà Bình,...

- Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, laly,...) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện. Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...

- Một số hồ, đám thông với các sông, biến có giá trị về giao thông. 

Đối với sinh hoạt:

- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn dự trữ nước ngọt lớn.

- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.

- Giúp điều hòa khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu hỏi trang 123 Địa Lí 8: Dựa vào hình 8.3 và thông tin trong bài em hãy phân tích vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8

Trả lời:

- Vai trò đối với sản xuất:

+ Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

- Vai trò đối với sinh hoạt:

+ Là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân.

+ Nước khoáng có giá trị đối với sức khỏe con người.

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Lập sơ đồ thể hiện đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam

Gợi ý: Những đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi ở nước ta bao gồm:

- Nước ta có một mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp trên cả nước, với 2360 sông dài hơn 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn, và các sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công.

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính, bao gồm hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. Các sông chảy hướng tây bắc - đông nam bao gồm sông Hồng, sông Thái Bình và sông Đà, trong khi các sông chảy hướng vòng cung chủ yếu tại vùng núi Đông Bắc, bao gồm sông Thương và sông Lục Nam.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước khác nhau rõ rệt, bao gồm mùa lũ và mùa cạn. Trong mùa lũ, lượng nước sông dâng cao và chảy mạnh, chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm, với sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

- Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn, với khoảng 839 tỉ m3 nước và hàng trăm triệu tấn phù sa được vận chuyển. Hàm lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/năm.

Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn (trang 119, 120,...123)

Câu 2. Tìm ví dụ cụ thể về vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta

Trả lời:

Việc sử dụng và khai thác hồ, đầm và nước ngầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

- Hồ Gươm ở Hà Nội: Hồ Gươm là một trong những hồ nước lớn nhất của Thủ đô Hà Nội, không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử mà còn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sống trong khu vực này.

- Hồ Ba Bể ở Bắc Kạn: Hồ Ba Bể là một hệ thống hồ nước lớn ở Việt Nam, nơi đây có nhiều loài cá quý hiếm. Hồ này cũng cung cấp nước tưới tiêu, nước sinh hoạt cho các hộ dân trong khu vực.

- Nước ngầm ở Hà Tĩnh: Nước ngầm tại Hà Tĩnh là nguồn tài nguyên quan trọng để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ví dụ, nước ngầm được sử dụng để tưới tiêu cho các vườn cây trồng và sản xuất các loại nông sản.

- Đầm Nại ở Ninh Thuận: Đầm Nại là một trong những đầm lớn của Việt Nam, nơi đây có nhiều loại tôm hùm và các loài hải sản khác. Đầm này cũng là một nguồn tài nguyên để sản xuất muối và cung cấp nước tưới tiêu cho các vườn cây trồng.

Câu 3. Viết báo cáo ngắn mô tả đặc điểm của sông hoặc hồ, hoặc đầm ở nước ta mà em biết

Trả lời

Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Hiện nay, có hơn 2300 con sông dài trên 10km, nhưng 93% là sông ngắn và nhỏ. Các sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ chảy qua phần trung và hạ lưu của Việt Nam, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu.

Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của Việt Nam thay đổi theo mùa. Với khí hậu của nước ta có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt. Thời gian xuất hiện mùa mưa thường khác nhau giữa các vùng miền và khu vực, chậm dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông chiếm 60 – 90% lưu lượng cả năm, còn mùa cạn chỉ khoảng 20 – 30%. Tổng lượng nước trung bình vào khoảng hơn 800 tỷ m3/năm, trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38,5%, nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh là 1,5%, và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào Việt Nam.

Sông ngòi của Việt Nam có nhiều phù sa vì chảy trên miền địa hình dốc cùng với sức xâm thực rất mạnh, trung bình khoảng 226 tấn/km2/năm. Tổng lượng phù sa đạt trung bình khoảng 200 triệu tấn/năm, trong đó sông Cửu Long và sông Hồng đóng góp lớn nhất.

Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam hoặc vòng cung. Địa hình Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn tới hướng chảy của các dòng sông. Với địa hình đồi núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các con sông cũng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chẳng hạn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Cả, sông Đà, sông Mã,…Các con sông chảy hướng vòng cung thường xuất hiện

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đặc điểm thủy văn  trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 03/03/2023 - Cập nhật : 19/03/2024