logo

Soạn Địa lí 8 Cánh Diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Hướng dẫn Soạn Địa lí 8 Cánh Diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Lý thuyết Địa lí 8 Cánh Diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Mở đầu trang 89 Bài 1 Địa Lí 8

Câu hỏi: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ là nhân tố góp phần vào việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện rất rõ ở nước ta. Vậy vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta có đặc điểm gì? Vị trí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

Trả lời:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.

+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.

+ Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

+ Là nơi có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

- Phạm vi lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Ảnh hưởng:

+ Khí hậu: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.

+ Khoáng sản: Là nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải tạo nên nguồn tài nguyên đa dạng: Than, dầu mỏ, khí đốt,…

Câu hỏi trang 90 Địa Lí 8 Cánh diều

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:

- Xác định các điểm cực phần đất liền của nước ta.

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.

Trả lời:

Xác định các điểm cực phần đất liền của nước ta.

- Điểm cực Bắc tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ

- Điểm cực Nam tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ

Đặc điểm của vị trí địa lí của nước ta:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

+ Phần lãnh thổ đất liền nước ta kéo dài từ vĩ độ 8°34’B đến vĩ độ 23°23’B và từ kinh độ 102°09’Đ đến kinh độ 109°24’Đ.

+ Vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50’B từ kinh độ 101°Đ đến kinh độ 117°20’Đ trên Biển Đông.

- Vị trí địa lí của nước ta có các đặc điểm nổi bật:

+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.

+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.

Câu hỏi trang 91 Địa lí 8 Cánh diều

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 1.2 và kết hợp với Bản đồ hành chính Việt Nam, hãy:

- Cho biết lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của nước ta bao gồm những bộ phận nào.

- Kể tên một số đảo và quần đảo nước ta.

Trả lời:

Lãnh thổ Việt Nam thống nhất và toàn vẹn, bao gồm ba bộ phận: vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất: bao gồm toàn bộ phần đất liền, đảo và quần đảo có tổng diện tích là khoảng 331344 km2  (theo Niên giám Thống kê năm 2021).

+ Đường biên giới trên đất liền có tổng chiều dài là 5000 km, tiếp giáp với ba quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

+ Đường bờ biển nước ta kéo dài 3260 km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

- Vùng biển:

+ Vùng biển của Việt Nam thuộc Biển Đông, có tổng diện tích là 1 triệu km2

+ Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo, quần đảo; trong đó có hai quần đảo lớn, xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

- Vùng trời rộng lớn bao trùm lên trên lãnh thổ, bao gồm không gian trên đất liền, mở rộng đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo, quần đảo.

- Một số đảo và quần đảo của nước ta: Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Cá Bà, Cái Bầu, Cô Tô,...

Câu hỏi trang 92 Địa lí 8 Cánh diều

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 1.3 hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành của đặc điểm tự nhiên của nước ta.

Trả lời:

- Vị trí địa lí và phạm vị lãnh thổ là nhân tố quan trọng làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá đa dạng. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ qua các thành phần tự nhiên:

+ Khí hậu: do nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, lại tiếp giáp với Biển Đông => khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm lãnh thổ kết hợp với hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, biến đổi khí hậu.

+ Sinh vật: Do vị trí địa lí năm trên đường di lưu và di cư của sinh vật => tài nguyên sinh vật rất phong phú. đa dạng: sinh vật nhiệt đới, sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới.

+ Khoáng sản: Do vị trí địa lí năm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải => nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, dầu mỏ. khí tự nhiên, sắt, dòng, bô-xit, a-pa-tit, đá vôi. sét. cao lanh....

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam.

Soạn Địa lí 8 Cánh Diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Câu hỏi 2: Hãy tìm hiểu những thuận lợi của một quốc gia có biển.

Trả lời:

Có biển là một lợi thế quan trọng đối với một quốc gia vì nó có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và an ninh. Sau đây là một số thuận lợi của một quốc gia có biển:

- Thương mại biển: Một quốc gia có biển có thể phát triển nền kinh tế biển, bao gồm các ngành công nghiệp như đánh bắt thủy sản, vận chuyển hàng hóa, du lịch biển và năng lượng điện gió. Các hoạt động kinh tế này có thể mang lại thu nhập và việc làm cho người dân, đồng thời giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế.

- Kinh tế biển phát triển: Với sự hiện diện của biển, các quốc gia có thể phát triển kinh tế biển. Đây là một ngành kinh tế rất tiềm năng với các hoạt động như đánh bắt thủy sản, du lịch biển, tàu thuyền, chế biến hải sản, vận tải biển, dầu khí, khai thác khoáng sản và nhiều hơn nữa.

- Địa lý chiến lược: Biển cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong an ninh và quốc phòng. Một quốc gia có biển có thể tận dụng địa lý của mình để giám sát các hoạt động của các quốc gia khác trong khu vực và giảm thiểu các rủi ro an ninh.

- Tài nguyên tự nhiên: Biển cũng là một nguồn tài nguyên tự nhiên vô giá, bao gồm thủy sản, dầu khí, khoáng sản và các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời.

- Giao thương quốc tế: Biển là một phương tiện vận chuyển hàng hóa quốc tế hiệu quả và nhanh chóng. Một quốc gia có biển có thể trở thành một điểm giao thương quan trọng trong khu vực hoặc thế giới.

- Đa dạng văn hóa và du lịch: Biển có thể mang lại những trải nghiệm văn hóa độc đáo và đa dạng cho du khách. Một quốc gia có biển có thể phát triển các hoạt động du lịch như lặn biển, tham quan vịnh, các trò chơi thể thao trên biển và những trải nghiệm du lịch khác.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa lí 8 Cánh diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Địa lí 8 Cánh diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 05/04/2024