logo

Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung

Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Đây là những cánh cung nằm ở vùng Đông Bắc nước ta.


Trắc nghiệm: Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung

 A Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Bắc Sơn.

 B Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều.

 C Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.     

 D Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Trả lời:

Đáp án đúng: D Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án D:

Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều vì:

Đây là điểm nổi bật của vùng Đông Bắc nước ta với các dãy núi chạy theo hình cánh cung. Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng đông lần lượt từ đông sang tây là vòng cung Sông Gâm ->Ngân Sơn -> Yên Lạc -> Bắc Sơn -> Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều chụm đuôi lại ở Tam Đảo.

Để thấy rõ hơn về các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều  khi đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta, mời các bạn xem lược đồ sau đây.

Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung

>>> Xem thêm: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Địa hình nước ta.

Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta:

A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.

D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ.

Lời giải:

Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ, còn lại 99% là dạng địa hình dưới 2000m.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a không làm cho địa hình nước ta:

A. Núi non, sông ngòi trẻ lại.

B. Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

C. Động thực vật phong phú và đa dạng

D. Thấp dần từ nội địa ra biển

Lời giải:

Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần từ nội địa ra biển trùng với hướng Tây Bắc – Đông Nam và núi non, sông ngòi như trẻ lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là:

A. Cao nguyên.

B. Sơn nguyên.

C. Đồng bằng.

D. Đồi núi.

Lời giải:

Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là địa hình đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (địa hình dưới 1000m chiếm tới 85%).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu:

A. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung

B. Tây Đông.

C. Tây Bắc - Đông Nam.

D. Vòng cung.

Lời giải:

Địa hình nước ta có hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam một số dãy núi tiêu biểu như Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và vòng cung có các dãy núi tiêu biểu ở vùng Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là

Tây bắc-đông nam

Vòng cung

Tây-đông

Đông bắc-tây nam

Đáp án: B

Câu 6: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi

Thấp

Trung bình

Khá cao

Cao

Đáp án: A

Câu 7: Đỉnh núi cao nhất của Hoàng Liên Sơn là

Phu Luông.

PuTra.

Phan-xi-păng.

Pu Si Cung.

Đáp án: C

----------------------

Vừa rồi là giải thích chi tiết của Top lời giải cho đáp án Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và một số câu hỏi trắc nghiệm luyện tập về địa hình nước ta. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong học tập nhờ những kiến thức mà chúng tôi cung cấp.

icon-date
Xuất bản : 11/06/2022 - Cập nhật : 11/06/2022