logo

Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực

Địa hình nước ta có 3 đặc điểm chính: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam; Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau; Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. Và Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc


Trắc nghiệm: Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực

 A. Đông Bắc

 B. Tây Bắc

 C. Bắc Trung Bộ

 D. Tây Nguyên

Trả lời:

Đáp án đúng:  B. Tây Bắc

Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án B:

Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc thể hiện:

Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao nhiều nhất Việt Nam với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m. Đây cũng là nơi bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m). Đây là đỉnh núi cao nhất nước ta.

Nhìn vào lược đồ địa hình Việt Nam dưới đây có thể thấy rõ được vùng có địa hình cao nhất nước ta có màu đậm nhất là vùng Tây Bắc.

Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực

* Đặc điểm cơ bản về các bộ phận địa hình Tây Bắc: Vùng Tây Bắc chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

- Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

- Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

- Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

- Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.

>>> Xem thêm: Trình bày đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước ta?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Địa hình nước ta.

Câu 1: Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam:

A. Tây-Đông

B. Bắc - Nam

C. Tây Bắc-Đông Nam

D. Đông Bắc – Tây Nam

Đáp án: C

Câu 2: Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào?

A. Nội lực.

B. Ngoại lực

C. Con người.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 3: Núi Ngọc Linh (2598m) thuộc dãy:

A. Trường Sơn Bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Hoàng Liên Sơn.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: B

Câu 4: Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta:

A. Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

B. Thấp dần từ nội địa ra biển,

C. Núi non, sông ngòi trẻ lại.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 5: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực

A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc

B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

D. Vùng núi Trường Sớn Bắ và vùng núi Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Giải thích : Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực

A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc

B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở

A. sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.v

B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Đáp án: A

Giải thích : Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao và lượng mưa lớn nên có tác động rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật). Biểu hiện rõ rệt nhất của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng đồng bằng, hạ lưu các con sông lớn.

Câu 8: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng:

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

----------------------

Vừa rồi là toàn bộ phần giải thích chi tiết vì sao Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc. Top lời giải cũng đã mang đến cho bạn một số câu hỏi trắc nghiệm luyện tập về địa hình nước ta. Mong rằng với những kiến thức đó, bạn sẽ đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 11/06/2022 - Cập nhật : 11/06/2022