logo

Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh (Mô đun 2 môn Toán)

[ ĐÁP ÁN CHUẨN MÔ ĐUN MÔN TOÁN THCS ]

1. Nhìn nhận và phân tích

   Trước mỗi một vấn đề cần giải quyết, bạn cần phải đánh giá xem nó có thực sự quan trọng hay không, có cần giải quyết ngay lập tức hay không. Bởi nếu vấn đề đó không quá gấp gáp thì bạn nên dành thời gian để suy xét và đánh giá một cách kỹ càng; đồng thời bạn cũng có thể ưu tiên giải quyết các vấn đề khác cấp bách hơn, quan trọng hơn nhằm giảm thiệt hại và rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề

    Bước tiếp theo trong quá trình giải quyết vấn đề đó chính là bạn cần xác định xem chủ sở hữu của

vấn đề đó là ai bởi không phải bất cứ vấn đề, tình huống phát sinh nào có ảnh hưởng tới bạn cũng

cần chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có đủ thẩm quyền và năng lực để xử lý tình huống đó thì bạn hoàn toàn có thể chuyển vấn đề đó sang cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm giải quyết. Tuyệt đối không hành động hoặc tự ý giải quyết khi vấn đề không nằm trong phạm vi quản lý và quyền hạn của bạn để tránh gây ra hiểu lầm hoặc những mâu thuẫn khác không đáng có.

3. Hiểu vấn đề

   Một người chưa nắm rõ được vấn đề của mình thực sự là gì thì sẽ không thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đó. Để hiểu được trọng tâm của một vấn đề bất kỳ nào đó mà bạn gặp phải trong công việc cũng như trong đời sống hàng ngày, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

- Tính chất của vấn đề có khẩn cấp và quan trọng hay không?

- Nguồn gốc xảy ra vấn đề nằm ở đâu? Bản chất của vấn đề là gì?

- Có điểm gì đặc biệt cần lưu ý khi giải quyết vấn đề hay không?

- Phạm vi ảnh hưởng của vấn đề nếu không được giải quyết là như thế nào?

- Những nguồn lực nào cần có để giải quyết được vấn đề này?

4. Chọn giải pháp

- Một kỹ năng nữa cũng rất quan trọng nằm trong kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định đó chính là khả năng lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Sau khi vấn đề đã được phân tích một cách kỹ càng và chi tiết thì bạn sẽ dễ dàng đưa ra một loạt các giải pháp để giải quyết nó. Bài toán được đặt ra ở đây đó chính là làm sao để chọn được giải pháp tốt nhất trong số các giải pháp đã đề ra?

- Theo lý thuyết được nêu ra trong các cuốn sách kỹ năng giải quyết vấn đề thì một giải pháp được gọi là tối ưu nếu thỏa mãn đồng thời cả 3 đặc điểm sau đây:

- Giải pháp có thể khắc phục được bản chất của vấn đề trong dài hạn

- Giải pháp có tính khả thi và hoàn toàn có thể thực hiện được trong phạm vi nguồn lực sẵn có.

- Giải pháp có tính hiệu quả đối với vấn đề cần giải quyết.

5. Thực thi giải pháp

   Sau khi đã lựa chọn được cho mình giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề thì bước tiếp theo sẽ là tiến hành thực thi giải pháp. Trong quá trình này, bạn cần lưu ý một số điểm đặc biệt như:

- Ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp để giải quyết vấn đề?

- Ai có liên quan tới kết quả sau khi đã thực thi giải pháp?

- Thời gian để thực thi giải pháp sẽ kéo dài trong bao lâu? Cần những nguồn lực nào?

6. Đánh giá

   Ngay cả sau khi đã giải quyết được vấn đề thì bạn cũng đừng nên bỏ qua bước đánh giá giải pháp thực hiện. Bạn cần dành thời gian tổng kết lại những hiệu quả đạt được và kèm theo những ảnh hưởng ngoài dự kiến (nếu có). Những tổng kết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc nâng cao kinh nghiệm và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong những lần tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021