logo

Đề thi học sinh giỏi bài Đất nước

icon_facebook

Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi bài Đất nước cực hay, chi tiết, đầy đủ nhất dành cho các bạn học sinh giỏi và thầy cô giáo chuyên văn.


Đề thi học sinh giỏi bài Đất nước - Đề số 1

Trong cuốn Nhà văn nói về tác phẩm, Nguyễn Đình Thi có viết :

“Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi.”

(Sách đã dẫn – NXB Văn học 1988, trang 260)

Anh/chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích sức hấp dẫn của 9 câu đầu đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.

Yêu cầu về kĩ năng

– Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học – qua việc phân tích một tác phẩm (một đoạn trích) để làm rõ một vấn đề lí luận văn học.

– Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.

– Không mắc các lỗi diễn đạt, trình bày sạch đẹp.

Yêu cầu về kiến thức

Học sinh cần có kiến thức về lí luận văn học, kết hợp hiểu biết sâu sắc về một tác phẩm với những phát hiện theo hướng yêu cầu của nhận định.

Sau đây là một số gợi ý :

* Giải thích nhận định

– Đây là một hình thức định nghĩa tác phẩm văn học lớn, mà sâu xa cũng chính là định nghĩa về nhà văn lớn.

(“Chỉ có các tài năng lớn mới tạo ra những nét nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa lớn, thể hiện trong hình tượng, chi tiết, cách nhìn, giọng điệu.” – Ngữ Văn 10 Nâng cao, tập 1, trang 60).

– Cách nhìn nhận (cách nhìn) là sự bộc lộ thái độ, quan điểm, lập trường tư tưởng …của nhà văn ; tình cảm là thế giới tâm hồn đa dạng, phức hợp với những rung động thẩm mĩ của người cầm bút.

– “cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi” là sự nhấn mạnh vào cá tính sáng tạo của nhà văn lớn – vốn là nhân tố quyết định, làm cho đời sống văn học luôn phong phú, đa dạng, mới mẻ, không rập khuôn, sáo mòn.

* Nhận định trên vừa nêu lên vai trò của cái nhìn, tình cảm trong hành trình nghệ thuật của nhà văn, vừa xác định giá trị của cá tính sáng tạo mà nhà văn ấy để lại trong đời sống văn học.

* Phân tích tác phẩm văn học

Học sinh phân tích theo hướng nhận định đã nêu. Chú ý các điểm cơ bản sau đây :

– Cách nhìn nhận mới, tình cảm mới được nhà văn thể hiện trong cả nội dung và hình thức của tác phẩm.


Đề thi học sinh giỏi bài Đất nước - Đề số 2

“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

 

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi””

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018, trang118,119)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Gợi ý :

Cảm nhận hình tượng Đất Nước trong đoạn trích; nhận xét cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hình tượng Đất Nước và cách nhìn mới mẻ về Đất Nước của nhà thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm “Mặt đường khát vọng”, đoạn trích “Đất Nước” và đoạn trích trong đề.

* Cảm nhận hình tượng Đất Nước: Đất Nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc vừa thiêng liêng, lớn lao:

– Hình tượng Đất Nước từ góc nhìn văn hóa gần gũi, thân thuộc, bình dị, gắn bó với đời sống tâm hồn, phẩm chất của nhân dân lao động: những câu chuyện cổ, phong tục tập quán, truyền thống đánh giặc giữ nước, lối sống tình nghĩa vợ chồng, đức tính cần cù, chăm chỉ…

– Hình tượng Đất Nước từ góc nhìn địa lý vừa cụ thể, gần gũi, gắn bó với cuộc sống thường nhật của mỗi con người, vừa thơ mộng, trữ tình: con đường đến trường, dòng sông quê hương, nơi đôi lứa hẹn hò; đó còn là Đất Nước với rừng vàng biển bạc.

– Hình tượng Đất Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do; ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu; sự vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian; giọng thơ tha thiết, trang trọng, thiêng liêng, tính chính luận kết hợp với chất trí tuệ và trữ tình.

* Nhận xét cách nhìn mới mẻ của tác giả về Đất Nước:

– Nhìn Đất Nước đa diện, tinh tế, sâu sắc, đặc biệt nhà thơ phát hiện quá trình Đất Nước hình thành và phát triển gắn liền với đời sống bình dị của nhân dân lao động. Đất Nước kết tinh đời sống tâm hồn, phẩm chất đẹp đẽ, truyền thống đạo lí ngàn đời của dân tộc.

– Cách nhìn mới mẻ về hình tượng Đất Nước cho thấy sự gắn bó, am hiểu, lòng tự hào và tình yêu đất nước sâu nặng, phong cách thơ trữ tình- chính luận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

icon-date
Xuất bản : 08/05/2021 - Cập nhật : 08/05/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads