logo

Đề thi Học kì 2 Vật lý 8 có đáp án - Đề 8


Đề thi Học kì 2 Vật lý 8 có đáp án - Đề 8


ĐỀ BÀI

I. Phần trắc nghiệm (2,0 đ)

Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau đây:

Câu 1: Trong môi trường nào không có nhiệt năng?

A. Môi trường rắn.

B. Môi trường lỏng.

C. Môi trường khí.

D. Môi trường chân không.

Câu 2: Khi sờ tay vào dao sắt để trên bàn gỗ thấy mát hơn sờ tay vào mặt bàn. Cách giải thích nào sau đây là đúng:

A. Do nhiệt độ của dao luôn thấp hơn nhiệt độ của bàn.

B. Do khả năng dẫn nhiệt của sắt tốt hơn gỗ.

C. Do khối lượng của dao nhỏ hơn khối lượng của bàn.

D. Do cảm giác của tay, còn nhiệt độ của bàn và dao là như nhau.

Câu 3: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào?

A. Lỏng và khí.

B. Lỏng và rắn.

C. Khí và rắn.

D. Rắn, lỏng, khí.

Câu 4: Người ta thả ba miếng kim loại đồng, nhôm, chì vào một cốc nước nóng. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên sẽ thế nào?

A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng chì.

B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm.

C. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, của miếng chì.

D. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.

II. Phần tự luận (8,0 đ)

Câu 5: (1,5đ)

Khi nào một vật có cơ năng? Đơn vị của cơ năng là gì? Kể tên 2 dạng của cơ năng? Cho ví dụ về một vật có cả 2 dạng của cơ năng?

Câu 6: (2đ)

Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt?  Có những hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào? Khi sưởi ấm, nhiệt truyền từ lò sưởi đến cơ thể ta bằng cách nào?

Câu 7: (1,5đ)

Dưới tác dụng của một lực 2000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5m/s trong 10 phút.

a) Tính quãng đường và công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc.

b) Tính công suất của động cơ trong trường hợp trên.

Câu 8: (2đ)

Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200g đã được nung nóng tới 100­0C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng đến 270C.

a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?

b) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k

c) Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k

Câu 9: (1đ)

Một hệ gồm n vật có khối lượng mỗi vật là m1, m2,........ mn ở nhiệt độ ban đầu t1, t2,.... tn làm bằng các chất có nhiệt dung riêng C1, C2,..... Cn trao đổi nhiệt với nhau. Tính nhiệt độ chung của hệ khi có cân bằng nhiệt?


 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. Phần trắc nghiệm (2,0 đ)

Câu trả lời đúng( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

1

2

3

4

D

B

A

D

II. Phần tự luận (8,0 đ)

Câu

Đáp án và  hướng dẫn chấm

điểm

Câu 5

1,5đ

- Khi vật có khả năng sinh công

- Jun (ký hiệu: J)

- Thế năng và động năng

- Cho ví dụ đúng (VD: máy bay đang bay, viên đạn đang bay…)

0.5

0.25

0.25

0,5

Câu 6

Nguyên lý truyền nhiệt: Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì

- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.

- Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

- lò sưởi truyền nhiệt đến cơ thể chủ yếu bằng các bức xạ nhiệt, ngoài ra còn có cả sự đối lưu.

 

0,5

 

0,5

 

0,5

0,5

Câu 7

1,5đ

a) Quãng đường dịch chuyển là: S = v.t =  5 . 600 = 3000 m

Công thực hiện là: A = F. S = 2000 . 3000 = 6 000 000 N

b) Công suất của động cơ là: P = A/t =  6 000 000 : 600 =  10 000 W

0.5

0.5

0,5

Câu 8

a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt là: 270C.

b) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra:

Q1 = m1c1( t1 - t) =0,2.880.(100 - 27) =12848J

c) Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 200C đến 270C

Q2 = m2C2 (t-t2) = m2.4200.(27-20)=29400m2

 Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1=Q2   =>   12848= 29400m2

Đề thi Học kì 2 Vật lý 8 có đáp án - Đề 8 | 45 đề thi Học kì 2 Vật lý 8 hay nhất

   Vậy khối lượng của nước là 0,44kg.            

05đ

 

 

0,5đ

 

 

0,5 đ

 

0,5đ

 

Câu 9

Gọi t là nhiệt độ khi cân bằng. Giả sử trong hệ có k vật đầu tiên tỏa nhiệt và (n-k) vật còn lại thu nhiệt

Nhiệt lượng tỏa ra của k vật đầu tiên:

Q1 = m1c1( t1 – t); Q2 = m2c2( t2  – t)......... Qk = mkck( tk –t)

Nhiệt lượng thu vào của (n-k) vật còn lại:

Qk+1 = mk+1ck+1( t –t k+1);............. Qn = mncn( t – tn)

Khi có cân bằng nhiệt:

Q1+Q1+.........+ Qk = Qk+1+Qk+2+.........+ Qn

Suy ra:

t = (m1C1 t1+ m2C2 t2+ ......+mnCn tn)/ (m1C1 + m2C2+.....+ mnCn)

 1đ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021