logo

Đề thi Học kì 2 Văn 8 có đáp án - Đề 13


Đề thi Học kì 2 Văn 8 có đáp án - Đề 13


ĐỀ BÀI:

I.TRẮC NGHIỆM: :(3,5điểm): Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào  chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó ”?

A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa.

B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.

C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mỹ.

D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động ở nước ngoài.

Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó”?

A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh

B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn

C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng

D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ Quốc

Câu 3. Bản dịch bài thơ “ Đi đường’ thuộc thể thơ gì?

A. Thất ngôn tứ tuyệt                                                      C. Lục bát

B. Song thất lục bát                                                         D. Cả A,B,C đều sai

Câu 4. Câu thơ nào trong bài “ Đi đường” diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách?

A. Câu 1                     B. Câu 2                   C. Câu 3                  D. Câu 4

Câu 5. Hai câu thơ “ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt- nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Ẩn dụ               B. So sánh           C. Đối xứng, nhân hóa          D. Hoán dụ    

Câu 6. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến?

A. Sử dụng từ cầu khiến.

B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến.

C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than.

D. Gồm cả A,B,C.

Câu 7. Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây theo thứ tự hợp lí để hình thành một đoạn văn giới thiệu động chính Phong Nha theo trình tự tham quan từ ngoài vào trong?

A. Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối với nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cũng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét.

B. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25-40 m.

C. Ở các buồng ngoài, trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m

D. Đến buồng thứ mười bốn, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hang to ở sâu phía trong, nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ các thiết bị cần thiết đặt chân tới.       

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: (1,5 điểm)

Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới :

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết. Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó.

Câu 2. ( 1,5 điểm)

a. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Nội dung chính của bài thơ?

b. Em hãy kể tên ba bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.

Câu 3: (3,5 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.


HƯỚNG DẪN VÀ THANG ĐIỂM:

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

A

B

C

B

C

D

A C B D

 II. TỰ LUẬN:

Câu 1. ( 1,5 diểm)

a. Học sinh điền đúng, đủ các dấu câu cần thiết cho 0,75 điểm

Anh đi, anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

b. Công dụng các dấu câu :

Dấu câu

Công dụng

Dấu phẩy 1

Phân tách các vế trong một câu ghép           0,25 điểm

Dấu phẩy 2,3,4,5

Phân tách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu. ( Vị ngữ)                                              0,25 điểm

Dấu chấm

Kết thúc câu trần thuật                                0,25 điểm

Câu 2. ( 1, 5 điểm )

a. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian khổ, thiếu thốn- ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (0,5 điểm)

* Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (0,5 điểm)

b. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya .... (0,5 điểm)

Câu 3: (3,5 điểm)

   Viết bài văn thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

                                            Biểu điểm:

 Yêu cầu:

* Hình thức: Học sinh viết được văn bản thuyết minh về một thứ đồ dùng; bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

* Nội dung: thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Biết đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí vào mạch thuyết minh.

* Tiêu chuẩn cho điểm:

a. Mở bài:  Giới thiệu đối tượng thuyết minh : Chiếc khăn quàng đỏ gắn với tuổi học trò.

     Chiếc Khăn quàng đỏ  là một phần của lá cờ Tổ quốc thắm máu cha ông. Là học sinh, chúng ta thật  tự hào  khi  được đứng trong  Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm.

b. Thân bài: Lần lượt sử dụng phù hợp các phương pháp thuyết minh để trình bày:

- Các đặc điểm về chất liệu, hình dáng, màu sắc...

Khăn quàng đỏ thường làm từ vải  lụa , có hình  tam giác cân .Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu: Chiều cao: 0.25 m, cạnh đáy: 1m.

- Cách sử dụng( cách thắt khăn, tháo khăn)

Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định.

Thắt khăn quàng đỏ: Gấp đôi chiều cạnh đáy khăn lại (như gấp quạt) để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, bẻ cổ áo lên, đưa khăn vòng qua sau đầu từ trái sang phải, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.

Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra ngoài.

Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải, và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.

Thắt nút khăn, sửa vuông vắn, mở cho hai dải khăn xòe ra, chỉnh đỉnh khăn nằm giữa sống lưng, bẻ cổ áo xuống.

Tháo khăn quàng đỏ

Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phía trên nút, rút khăn ra.

- Cách bảo quản: giặt phơi sạch sẽ, giữ gìn cẩn thận, gấp khăn không để nhàu.

 - Ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ

Khăn quàng đỏ có ý nghĩa là biểu trưng cho tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong.Ba góc của chiếc khăn quàng đỏ còn được nhiều người theo  chủ nghĩa xã hội cho là biểu trưng của sự liên kết giữa 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: Đảng Cộng Sản – Đoàn Thanh niên Cộng Sản – Đội thiếu niên tiền phong.  Màu đỏ của chiếc khăn là màu máu của bao anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam được độc lập, tự do, được nở hoa kết trái. Màu đỏ ấy như nhắc nhở mỗi đội viên về những trang sử hào hùng của dân tộc, về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn''.

c. Kết bài: Nêu được tình cảm của em đối với chiếc khăn ấy.

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

0,5

 

 

  

 

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

0,5

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021