logo

Đề thi Học kì 2 Văn 8 có đáp án - Đề 11


Đề thi Học kì 2 Văn 8 có đáp án - Đề 11


ĐỀ BÀI:

I.TRẮC NGHIỆM (3,5 đ)

 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.

        Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

                     (Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà nội, 1967)

1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết trong thời gian nào, ở đâu?

A. Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó.

B.Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó – Cao Bằng.

C. Năm 1941 tại hang Pác Bó – Cao Bằng

D. Tháng 2 năm 1941 tại Cao Bằng

2. Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm kết hợp với tự sự

B. Miêu tả kết hợp với tự sự

C. Biểu cảm kết hợp với nghị luận

D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm

3. Câu thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”có ý nghĩa như thế nào?

A. Đó là cuộc sống hài hòa, thư thái

B. Đó là cuộc sống luôn làm chủ hoàn cảnh

C. Đó là cuộc sống gian khổ vất vả

D. Đó là cuộc sống gian khổ mà thư thái, hài hòa

4. Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” là?

A. Câu trần thuật

B. Câu nghi vấn

C. Câu cầu khiến

D. Câu cảm thán

5. Thú lâm tuyền của Bác trong bài thơ được hiểu như thế nào?

A. Được sông giữa rừng núi bao la

B. Niềm vui sông, làm việc cách mạng ở nơi rừng núi

C. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiên

D. Hưởng niềm vui sông giữa rừng núi bao la

6. Trong những bài thơ dưới đây, bài nào cũng thể hiện thú lâm tuyền?

A. Bài ca Côn Sơn( Nguyễn Trãi)

B. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra(Trần Nhân Tông)

C. Qua Đèo Ngang(Bà Huyện Thanh Quan)

D. Ngắm trăng(Hô Chí Minh)

7. Bài thơ cho em hiểu gì về tâm hồn Bác?

A. Yêu thiên nhiên

B. Yêu nước, yêu đời

C. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng

D. Lạc quan, yêu đời.

II. TỰ LUẬN(6,5 đ)

Câu 1: (1,5đ)

a. Chép đúng theo trí nhớ bản dịch thơ(Bản dịch của Nam Trân) bài thơ “Ngắm trăng”(Vọng nguyệt) – Hồ Chí Minh

b. Câu thơ dịch sát nghĩa nhất trong bài thơ là câu nào?

c. Câu thơ chưa làm rõ sự bối rối của thi sĩ trong bài thơ là câu nào?

Câu 2: (1,5đ)

a. Ở bài thơ” Ngắm trăng” Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

b. Mở đàu câu thơ thứ 3 là “người”(nhân), kết thúc câu thơ thứ 4 là “nhà thơ”(thi gia). Theo em điều đó có ý nghĩa thế nào?

Câu 3: (3,5 đ)

Em hãy thuyết minh về cái phích nước (cái bình thủy)


HƯỚNG DẪN VÀ THANG ĐIỂM:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

B

A

D

A

B

A

AB

II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):

Câu 1. (1,5 điểm):

a. HS chép đúng bản dịch thơ theo yêu cầu của đề bài  (1đ)

b. Câu 1(0,5đ)

c. Câu 2(0,5đ)

Câu 2. (1,5 điểm):

a. Bác ngắm trăng trong 1 hoàn cảnh đặc biệt: Trong tù, ở nước ngoài. (0,5đ)

b. Mở đầu câu 3 là “người” kết thúc câu 4 là “thi gia”, diều đó cho ta hiểu trăng đã đến với 1 hồn thơ và “người” đã vượt lên hoàn cảnh để hồn thơ cất cánh. Lúc này Người không còn là “tù nhân” nữa mà là “thi gia”. (1đ)

Câu 3. (3,5 điểm):

 

1.Mở bài

 

 

2. Thân bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Kết bài:

 

    Giới thiệu được cái phích nước( bình thuỷ) là đồ dùng thường có trong mỗi gia đình, ai cũng biết đó là đồ dùng thông dụng.

 - Cấu tạo của chiếc phích gồm hai bộ phận   ruột phích và vỏ phích

 - Bộ phận quan trọng nhất của phích nước là ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thuỷ tinh ,ở giữa là lớp chân không có tác dụng làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài khi đựng nước , phía trong được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, phích hình trụ tròn miệng nhỏ có tác dụng làm giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài.

- Vỏ phích hình trụ tròn có tác dụng bảo vệ ruột phích ,thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như:kim loại,nhựa với đủ màu sắc …ngoài ra còn có quai ,nắp phích giúp di chuyển,sử dụng đượ dễ dàng

- Hiệu quả giữ nhiệt của phích trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ C còn được 70 độ C

- Tác dụng, vai trò của phích nước trong đời sống hằng ngày trong mỗi gia đình như: pha trà, pha sữa…

-Sử dụng và bảo quản như thế nào để cho phích được bền lâu…

 - Suy nghĩ, thái độ của bản thân về cái phích.

 * Thang điểm:

 Điểm .3,5:  Bài hoàn chỉnh, đúng đặc trưng thể loại, đúng đối tượng thuyết minh.

- Bố cục mạch lạc, có sức lôi cuốn, không mắc lỗi chính tả.

Điểm 2,5-3: Yêu cầu như bài 3,5 điểm nhưng mức độ thấp hơn, ít mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

Điểm  1-2: bài chưa hoàn chỉnh, diễn đạt tối nghĩa, ý tứ sơ sài.

 * Lưu ý:

       Bài viết của học sinh rất phong phú, sinh động. Vì vậy giáo viên chấm cần linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm thoả đáng đối với những bài viết có tính sáng tạo, trình bày sạch sẽ.

 

0,5đ

 

 

 

0,5đ

 

 

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

0,5đ

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5đ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021