logo

Đề thi Học kì 2 Văn 7 có đáp án - Đề 4


Đề thi Học kì 2 Văn 7 có đáp án - Đề 4


ĐỀ BÀI:

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 đ)

Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy thi.

1. Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai?

A. Hồ Chí Minh.

B. Đặng Thai Mai.

C. Phạm Văn Đồng.

D. Hoài Thanh.

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?

A. Biểu cảm.

B. Nghị luận.

C. Tự sự.

D. Miêu tả.

3. Trong bốn từ sau: “Tổ quốc, đất nước, sông núi, giang sơn” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ.

B. Hai từ.

C. Ba từ.

D. Bốn từ.

4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?

A. Người ta là hoa đất.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Bán anh em xa mua láng giềng gần.

5. Dòng nào sau đây không phải là thành ngữ?

A. Lên thác xuống ghềnh.

B. Vong ân bội nghĩa.

C. Hoài niệm tuổi thơ.

D. Được voi đòi tiên.

6. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?

A. Kính trọng.

B. Yêu quý.

C. Gần gũi.

D. Nhớ nhung.

7. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?

A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận.               

B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết.

C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận.

D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận.

8. Dấu chấm lửng trong câu văn sau dùng để làm gì?

”Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,…”

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng những hành động, việc làm cụ thể để thể hiện tinh thần yêu nước chưa liệt kê hết.

B. Lời nói bỏ giở hay ngập ngừng ngắt quãng.

C. Làm giãn nhịp câu văn.

D. Chuẩn bị xuất hiện từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Phần II: Tự luận (8,0 đ)

Câu 1: (2,0 đ):

  1. a) Thế nào là câu đặc biệt?
  2. b) Hãy xác định câu đặc biệt trong câu văn sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt vừa tìm được.

  “ Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?”                                  

     (Phạm Duy Tốn)                                                                                                                                                                   

Câu 2: (6,0 đ):

 Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”?


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)

- Yêu cầu:

 + Học sinh viết lại câu trả lời đúng nhất (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi).

 + Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 2,0 điểm.

 Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A. Hồ Chí Minh

5

C. Hoài niệm tuổi thơ

2

B. Nghị luận

6

B. Yêu quý

3

B. Hai từ

7

B. Những ý kiến thể hiện quan điểm,...

4

A. Người ta là hoa đất

8

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng những hành động…

 Phần II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu

Yêu cầu

Điểm

   Câu 1

(2,0 điểm)

a. Khái niệm

- Nêu đúng khái niệm : Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. 

b. Xác định  câu đặc biệt. Nêu đúng tác dụng

- Xác định  đúng câu đặc biệt  “ Ôi!”  

- Nêu đúng  tác  dụng của câu đặc biệt : bộc lộ cảm xúc

 

  1.0 đ

 

 

  0,5đ

  0,5đ

   Câu 2

(6,0 điểm)

 

 

 * Yêu cầu chung:

- Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích một vấn đề theo bố cục 3 phần.

- Hành văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng. Không mắc lỗi chính tả về từ, ngữ pháp...

 * Yêu cầu cụ thể về nội dung:

+ Học sinh cần nêu được các ý cơ bản sau:

a) Đặt vấn đề Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần giải thích

+ Lòng biết ơn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta.

+ Từ xưa, ông cha ta thường nhắc nhở về đạo lí đó qua nhiều câu tục ngữ, một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn.”

b) Giải quyết vấn đề

* Giải thích câu tục ngữ:

+ Nguồn: Là nơi khởi đầu, xuất phát của dòng nước. Hiểu rộng hơn là yếu tố tạo ra thành quả mà con người hưởng thụ...

+ Uống nước: Là được thừa hưởng hoặc được sử dụng thành quả của các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên.

=> Ý nghĩa của câu tục ngữ: Là lời khuyên, lời nhắc nhở của ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả, công lao của người đi trước.

 

 

 

 

 

  0,5đ

 

 

  0,5đ

 

 

  0,5đ

* Lập luận tại sao “Uống nước”, phải “nhớ nguồn”:

+ Trong thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không do công sức lao động tạo nên. Vì thế nhớ nguồn thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn và sự đền đáp xứng đáng chính là bổn phận tất yếu và là đạo lí của con người.

+ Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc giúp cho chúng ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết. Thiếu tình cảm và lòng biết ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ bị thái hóa biến chất thành kẻ sâu mọt của xã hội…

 

  0,75đ

 

 

 

 

  0,75đ

* Biểu hiện của nhớ nguồn là phải làm gì?

+ Chúng ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và nền văn hóa rạng rỡ của dân tộc. Bằng khả năng của mình, phải bảo vệ và phát huy những truyền thống quý báu ấy, tích cực học tập và lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

+ Con cái phải biết ơn ông bà, cha mẹ

+ Học trò phải biết ơn thầy cô…

+ Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa văn hoá của dân tộc. Mọi thái độ tự ti dân tộc đều là biểu hiện của sự vong ân, bội nghĩa, quên cội nguồn…

+ Uống nước nhớ nguồn còn được thể hiện vừa là người ăn quả nhưng đồng thời cũng là người trồng cây cho đời sau...

 

  0,75đ

 

 

 

  0,75đ

  0,25đ

  0,5đ

 

  0,25đ

 

c) Kết thúc vấn đề

* Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần giải thích:

+ Khẳng định giá trị của câu tục ngữ, nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay...

+ Suy nghĩ và bài học cho bản thân...

 

  0,5đ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021